Đừng nuôi dạy con theo cách này

Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.

Phong cách nuôi dạy con quá độc đoán, quá dễ dãi hay không quan tâm có thể có những tác động tiêu cực sâu sắc và lâu dài đến sự phát triển của trẻ.

Tiến sĩ Mark Travers, nhà tâm lý học người Mỹ, chỉ ra ba cách nuôi dạy con độc hại như sau.

1.Cha mẹ độc đoán

Theo nghiên cứu của tạp chí Tâm lý trị liệu nhận thức (Mỹ), cách nuôi dạy con độc đoán là kiểu nuôi dạy có sự kiểm soát nghiêm ngặt và ít ấm áp. Cha mẹ tuân thủ quy tắc một cách cứng nhắc, ít không gian cho sự đối thoại hay thỏa hiệp. Trẻ em trong môi trường này có thể bị ảnh hưởng nặng nề về mặt cảm xúc và xã hội, vì không được khuyến khích bày tỏ ý kiến hay cảm xúc.

Phong cách nuôi dạy này thiếu sự linh hoạt, tạo ra khoảng cách cảm xúc giữa cha mẹ và con cái, khiến trẻ khó phát triển lòng tự trọng và kỹ năng giao tiếp.

Theo tạp chí Khoa học xã hội thế giới (Mỹ) trẻ lớn lên trong gia đình độc đoán thường dễ lo lắng, thiếu tự tin hoặc phát triển hành vi nổi loạn, do không được khuyến khích thể hiện bản thân hoặc chấp nhận sai lầm.

Cha mẹ có ảnh hưởng rất nhiều tới con cái 

2.Nuôi dạy con kiểu tự do

Phong cách nuôi dạy con tự do hay còn gọi là “Laissez-Faire” (tự do) là thể hiện sự ấm áp và chăm chút nhưng thiếu kỳ vọng và lộ trình. Theo nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý học Mỹ, kiểu nuôi dạy này khuyến khích sự tự do và độc lập của trẻ, nhưng lại thiếu hướng dẫn cần thiết.

Những phụ huynh này xem con như bạn, cho phép trẻ tự do quyết định mà không đặt ra giới hạn rõ ràng.

Dù có thể trẻ thấy thoải mái và yêu thương trong môi trường này, nhưng chúng lại thiếu sự rèn luyện kỷ luật và trách nhiệm. Ví dụ trẻ không bao giờ bị ép đi ngủ đúng giờ, dù ngày hôm sau có tiết học quan trọng, dẫn đến thiếu ngủ, khiến khó khăn trong học tập và thiếu kỹ năng tự kiểm soát.

Trẻ được nuôi dạy kiểu này cũng dễ có cảm giác được hưởng quyền lợi. Khi trưởng thành, chúng gặp khó khăn trong môi trường yêu cầu tính kỷ luật và trách nhiệm như trường học hay công việc, dẫn đến những rủi ro, sai lầm không cần thiết.

3.Cha mẹ không quan tâm

Một trong những phong cách nuôi dạy con cái có tác hại sâu rộng là kiểu nuôi dạy không quan tâm. Theo nghiên cứu năm 2018 của tạp chí Nghiên cứu trẻ em và gia đình, những phụ huynh kiểu này đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ, như thức ăn, nơi ở và quần áo, nhưng lại không quan tâm đến cảm xúc và sự phát triển của trẻ.

Trẻ em có thể phải sống một mình trong suốt nhiều giờ, không có sự quan tâm của cha mẹ. Dù có thể đầy đủ vật chất, chúng lại thiếu đi sự chăm sóc, động viên hay sự hướng dẫn cần thiết. Cha mẹ không tham dự họp phụ huynh hay các hoạt động của trường học, khiến trẻ cảm thấy cô đơn và thiếu thốn tình cảm.

Theo nghiên cứu năm 2022 của tạp chí Y học trực tuyến Cureus, việc thiếu sự gắn kết cảm xúc và quan tâm có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm và các vấn đề hành vi nghiêm trọng.

Không có sự hướng dẫn trong những giai đoạn quan trọng có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng sống và mối quan hệ sau này.

Để nuôi dạy con cái phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc, tiến sĩ Mark khuyên cha mẹ cần tìm một sự cân bằng giữa việc đưa ra kỳ vọng và chăm sóc, tình yêu thương cần thiết.

Nguồn : bau.vn

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.