Giá trị dinh dưỡng của cà tím
Đã có nghiên cứu cho rằng ăn cà tím khi mang thai an toàn. Đặc biệt, với những bà bầu ăn kiêng, ăn cà tím còn giúp bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Trung bình 1 quả cà tím nấu chín sẽ cung cấp 3% trong số 15 miligam vitamin E bà bầu cần mỗi ngày để hỗ trợ sự hình thành các tế bào hồng cầu và cơ bắp của thai nhi, và khoảng 2% của 600 mcg a-xít folic để làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Cà tím cũng cung cấp một lượng sắt cần thiết cho sự hình thành máu và vitamin A cho quá trình hình thành và phát triển thị giác.
Những lợi ích khi bà bầu ăn cà tím
Bà bầu ăn cà tím có tốt không? Câu trả lời là có, nhưng phải đúng lượng vừa phải. Ăn quá nhiều cà tím, hoặc ăn không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Mẹ bầu nên hết sức cẩn thận.
Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Cà tím là nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin C, niacin, B complex, vitamin A và vitamin E, rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của thai nhi. Ngoài ra, cà tím có các khoáng chất như kali, đồng, mangan và sắt, giúp duy trì sự cân bằng điện giải và tăng lượng máu và lượng hemoglobin đáng kể.
Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Bổ sung các chế phẩm từ cà tím giúp điều chỉnh và ngăn ngừa đột biến đường trong máu đáng kể.
Trị táo bón và rối loạn tiêu hóa
Ăn cà tím trong thời kỳ mang thai giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa. Đồng thời cũng có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nguồn chất xơ dồi dào trong cà tím cũng giúp thúc đẩy vận động ruột trơn và giảm thiểu táo bón.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cà tím giàu chất chống ôxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch và tránh nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng có hại, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu nhạy cảm. Ngoài ra, nasunin trong cà tím cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.
Giảm cholesterol xấu
Bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu, bà bầu ăn cà tím giúp găn ngừa nguy cơ các vấn đề liên quan đến tim, xơ vữa động mạch.
Điều trị tăng huyết áp
Bioflavonoids trong cà tím làm giảm huyết áp, tăng cường sức khoẻ tim mạch.
Bên cạnh những tác dụng của cà tím với sức khỏe, ăn cà tím quá nhiều cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
Cà tím chứa một lượng lớn phytohormones, tác dụng điều trị các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ, chẳng hạn như vô kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Bà bầu ăn quá nhiều cà tím có thể gây co thắt tử cung nguy hiểm.
Solanine, một chất trong cà tím có tác dụng chống ôxy hóa, ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, solanine có thể gây ngộ độc.
Với những mẹ bầu quá mẫn cảm, ăn cà tím có thể gây ngứa da, đặc biệt là vùng da quanh miệng.
Kết luận: Để tránh những tác dụng phụ trên, khi ăn cà tím, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 200-250gr cà tím mỗi bữa. Hơn nữa, khi chế biến món cà tím, mẹ nên thêm một chút giấm. Chất solanine không thể hoàn tan khi xào nấu, nhưng giấm có thể giúp đẩy nhanh sự phân hủy của solanine. Lưu ý: Bà bầu bị bệnh, có thể trạng mệt mỏi không nên ăn cà tím.
Nguồn : Sức Khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/giai-dap-thac-mac-ba-bau-an-ca-tim-duoc-khong-a196678.html