Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cà tím được không?

Bà bầu ăn cà tím được không là thắc mắc của không ít người. Đây là loại thực phẩm cũng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của cà tím

Đã có nghiên cứu cho rằng ăn cà tím khi mang thai an toàn. Đặc biệt, với những bà bầu ăn kiêng, ăn cà tím còn giúp bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Trung bình 1 quả cà tím nấu chín sẽ cung cấp 3% trong số 15 miligam vitamin E bà bầu cần mỗi ngày để hỗ trợ sự hình thành các tế bào hồng cầu và cơ bắp của thai nhi, và khoảng 2% của 600 mcg a-xít folic để làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Cà tím cũng cung cấp một lượng sắt cần thiết cho sự hình thành máu và vitamin A cho quá trình hình thành và phát triển thị giác.

Những lợi ích khi bà bầu ăn cà tím

Bà bầu ăn cà tím có tốt không? Câu trả lời là có, nhưng phải đúng lượng vừa phải. Ăn quá nhiều cà tím, hoặc ăn không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Mẹ bầu nên hết sức cẩn thận.

ba bau an ca tim

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Cà tím là nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin C, niacin, B complex, vitamin A và vitamin E, rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của thai nhi. Ngoài ra, cà tím có các khoáng chất như kali, đồng, mangan và sắt, giúp duy trì sự cân bằng điện giải và tăng lượng máu và lượng hemoglobin đáng kể.

Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Bổ sung các chế phẩm từ cà tím giúp điều chỉnh và ngăn ngừa đột biến đường trong máu đáng kể.

Trị táo bón và rối loạn tiêu hóa

Ăn cà tím trong thời kỳ mang thai giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa. Đồng thời cũng có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nguồn chất xơ dồi dào trong cà tím cũng giúp thúc đẩy vận động ruột trơn và giảm thiểu táo bón.

Tăng cường hệ miễn dịch

Cà tím giàu chất chống ôxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch và tránh nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng có hại, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu nhạy cảm. Ngoài ra, nasunin trong cà tím cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.

ba bau an ca tim

Giảm cholesterol xấu

Bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu, bà bầu ăn cà tím giúp găn ngừa nguy cơ các vấn đề liên quan đến tim, xơ vữa động mạch.

Điều trị tăng huyết áp 

Bioflavonoids trong cà tím làm giảm huyết áp, tăng cường sức khoẻ tim mạch.

Những lưu ý khi bà bầu ăn cà tím:

Bên cạnh những tác dụng của cà tím với sức khỏe, ăn cà tím quá nhiều cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.

Cà tím chứa một lượng lớn phytohormones, tác dụng điều trị các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ, chẳng hạn như vô kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Bà bầu ăn quá nhiều cà tím có thể gây co thắt tử cung nguy hiểm.

Solanine, một chất trong cà tím có tác dụng chống ôxy hóa, ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, solanine có thể gây ngộ độc.

Với những mẹ bầu quá mẫn cảm, ăn cà tím có thể gây ngứa da, đặc biệt là vùng da quanh miệng.

Kết luận: Để tránh những tác dụng phụ trên, khi ăn cà tím, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 200-250gr cà tím mỗi bữa. Hơn nữa, khi chế biến món cà tím, mẹ nên thêm một chút giấm. Chất solanine không thể hoàn tan khi xào nấu, nhưng giấm có thể giúp đẩy nhanh sự phân hủy của solanine. Lưu ý: Bà bầu bị bệnh, có thể trạng mệt mỏi không nên ăn cà tím.

 

Nguồn : Sức Khỏe 24h

  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.
  • Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần đến các loại cá đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung omega-3 hiệu quả từ một loại hạt bé nhỏ, dễ tìm và giá cực kỳ phải chăng – đó là hạt lanh. Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lanh còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, được mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” trong thai kỳ hiện đại.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong thai kỳ

    Những lợi ích bất ngờ khi ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong thai kỳ

    Chà là không chỉ là món ăn ngon, mà còn là "thần dược" thiên nhiên dành cho bà bầu. Ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong suốt thai kỳ được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe – từ hỗ trợ sinh nở nhẹ nhàng đến tăng cường dinh dưỡng và tâm trạng tích cực.
  • 6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà mẹ bầu gặp phải, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, tăng cân nhanh, và sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giảm cảm giác khó chịu bằng một vài mẹo đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây:
  • Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Từ lâu, dứa (thơm) bị đồn là loại trái cây “cấm kỵ” trong thai kỳ vì có thể gây sảy thai hoặc kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa khẳng định: ăn dứa đúng cách và với lượng hợp lý hoàn toàn không nguy hiểm, thậm chí còn đem lại lợi ích cho mẹ bầu nếu biết cách sử dụng.