Giúp cha mẹ phát hiện những biểu hiện trẻ nói dối để có cách giáo dục tốt nhất

Cha mẹ nên nhận biết khi nào trẻ nói dối để có hướng xử lý kịp thời và giáo dục đúng cách. Bởi nếu không đó sẽ là thói quen xấu ảnh hưởng đến nhân cách sau này của trẻ.

Hành vi nói dối được xếp đầu tiên trong danh sách các hành vi lệch chuẩn về đạo đức và nhân cách. Do đó, cha mẹ cần kiểm soát và nghiêm túc sửa đổi nếu phát hiện trẻ nói dối.

Nguyên nhân khiến trẻ nói dối

Nói dối là hành vi xuất phát từ động cơ nhất định, được biểu hiện ra bên ngoài bằng ngôn ngữ nhưng thống nhất với biểu hiện tâm lý bên trong của nhân cách. Những lời nói đó mang nội dung không đúng thực tế, được người nói chủ đích nói ra với mọi người.

1. Trẻ học nói dối 

Nói dối do học điều này có nghĩa là không phải con người ta sinh ra đã mang “gen nói dối”. Chỉ sau 4 tuổi, bé con mới học được cách nói dối. Một nghiên cứu cho rằng, tần suất của hành vi nói dối tích lũy cho đến khi 7 tuổi theo chiều dọc, bé ở độ tuổi 7,8 nói dối thường xuyên hơn so với bé 6 tuổi.

tre noi doi

2. Trẻ nói dối vì đã được lập trình câu trả lời đúng

Ví dụ như khi mẹ hỏi “con yêu ai nhất” thì mẹ sẽ kỳ vọng vào câu trả lời là “con yêu mẹ nhất”, khi trẻ trả lời như thế mẹ sẽ vui và thể hiện điều đó ra ngoài. Lâu dần sẽ hình thành nên thói quen ai hỏi trẻ câu hỏi đó thì trẻ đều trả lời là yêu người đặt ra câu hỏi mặc dù trẻ có thể không thích. Đó là cách mà chúng ta dạy con trẻ đang nói dối nhưng không hề nhận ra.

Những dấu hiệu nhận biết

1. Thông qua ánh mắt

Trẻ từ 10 trở xuống, thông qua ánh mắt có thể nhận biết được trẻ có đang nói dối hay không. Một khi trẻ nói dối sẽ rất sợ nhìn vào ánh mắt của cha mẹ nên luôn né tránh khi diễn đạt điều đó.

tre noi doi

Có thể, chúng sẽ mở to mắt và giữ tư thế đó để nói chuyện với bạn được trong thời gian dài nhưng lại thường xuyên nháy mắt, đảo mắt hoặc có những biểu hiện mắt bất thường khi nhìn bạn. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đang nói dối bố mẹ không nên bỏ qua.

2. Biểu hiện trên khuôn mặt bé

Khi nói dối, trẻ thường có những biểu hiện như sợ hãi, buồn bã, kinh ngạc hoặc tuyệt vọng. Nhưng những khoảnh khắc ấy được bộc lộ rất ngắn, chỉ vài giây hay thậm chí chỉ trong chớp mắt nên bạn cần chú ý điều này. Có thể yêu cầu trẻ đối mặt trực tiếp khi trò chuyện để nhận ra vấn đề bất thường.

Những xúc cảm bất ngờ khi nói dối được biểu hiện ngay trên khuôn mặt trẻ với sự di chuyển của lông màu, nếp nhăn, cũng có thể thấy ánh mắt trẻ nhìn xuống, mi mắt trên hơi sụp, môi run hoặc khép lại.

tre noi doi

Không những thế, các nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan giữa một số tín hiệu trên mặt với lời nói dối của bé thông qua việc liếm môi khi giao tiếp, hoặc có thể là tay chạm vào mũi hay xoa đầu. Đây là một trong các dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất.

3. Các dấu hiệu khác nhận biết trẻ nói dối

Trẻ có biểu hiện nôn nao trong người 

Trong khi nói dối, trẻ sẽ không thể đứng lâu để trò chuyện một cách tự nhiên mà sẽ liên tục động tay động chân, di chuyển chỗ ngồi cũng như lắc chân qua lại không ngừng.

Cường độ âm thanh khi nói 

Nếu giọng nói của trẻ to lên so với bình thường, đó là dấu hiệu của sự sợ hãi, lo lắng. Đây là biểu hiện của nói dối khi con bạn cảm thấy khó chịu hay có cảm giác rằng bị bắt phải nói dối trong trường hợp nào đó.

Lặp lại câu hỏi

Việc lặp lại câu hỏi của trẻ, có thể do bé đang cố gắng kéo dài thời gian để suy nghĩ, tìm ra phương án trả lời hợp lí hoặc cố che giấu đi mọi việc.

Trong trường hợp trẻ nói dối, điều quan trọng bạn phải tạo mối quan hệ tin cậy, yêu thương để trẻ hạn chế việc nói dối với bạn.

Bên cạnh đó bạn nên tránh tra hỏi hoặc gây áp lực cho trẻ. Cách này càng khiến trẻ trốn tránh và không khuyến khích con bạn trung thực hơn. Thay vào đó, hãy kể những câu chuyện nhằm khuyến khích trẻ nói thật sẽ tốt hơn nhiều.

 

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: