Hậu quả không ngờ của việc ép con ăn

Nhiều cha mẹ thường có tâm lý ép con ăn thêm dù chỉ là vài thìa. Tuy nhiên các mẹ không ngờ hành động nhỏ ấy lại để lại những hậu quả nghiêm trọng

Nhiều cha mẹ thường có tâm lý ép con ăn thêm dù chỉ là vài thìa. Điều đó không giúp trẻ nhận thêm được nhiều dinh dưỡng mà chỉ khiến chúng thêm khắc sâu nỗi sợ hãi và ám ảnh với thức ăn.

Mỗi ngày, tôi được chứng kiến cảnh ông bố, bà mẹ, những người giúp việc quanh khu chung cư ép con ăn. Sáng ra, mới mở mắt hoặc tôi sẽ thấy một bác giúp việc cầm theo cái bát to hoặc cơm, hoặc cháo, chạy vòng vòng đuổi theo cậu nhóc đang lắc lư trên xe đạp để đút được miếng cháo. Đôi khi cậu nhóc tỏ vẻ không muốn ăn, nên chạy xe càng nhanh và cứ thế hai bà cháu đuổi nhau khắp hành lang… Ra đến cửa hàng ăn sáng, lại gặp cảnh một ông bố, vừa đút cho con ăn vừa giục “ăn nhanh lên! Nhai! Nuốt! Rồi đứa bé trợn trạo thế nào nôn cả ra áo, vậy là được thế, tôi lại được nghe thêm cả tiếng hét lên của ông bố, tiếng gầm gừ của bà mẹ vì “toi công rồi”.

Chiều tan sở, vào lớp đón con, câu hỏi mà tôi được nghe nhiều nhất là: “Hôm nay, cháu ăn được nhiều không cô?’ Tối tối về đến cửa, lại bắt gặp cảnh một bà mẹ, một tay cầm đũa, một tay cầm bát, đứa trẻ thì khóc khóc mếu mếu vừa há miệng và nước mắt, nước mũi dàn dụa…

Câu chuyện về việc ép con ăn không còn mấy xa lạ. Chúng ta có thể thấy những đứa trẻ bị nhồi ăn sữa, ép đút cháo ở bất cứ nơi đâu, từ sân khu tập thể, ngoài nhà hàng, trong các bữa cơm gia đình hay thậm chí cả ở trong các lớp mầm non, tư thục. Thực tế ép con ăn có rất nhiều tác hại mà cha mẹ chưa nhận thức hết được:

Dậy thì sớm:Trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm tăng lượng hormon trong cơ thể khiến các trẻ em bị dậy thì sớm. Thậm chí làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ. Nhiều bé gái đã hốt hoảng, sợ hãi, xấu hổ, lo lắng, dẫn đến buồn rầu và bỏ học khi cơ thể có sự thay đổi. Một số trẻ bị rơi vào trầm cảm vì không biết chia sẻ cùng ai. Các bé trai có khuynh hướng hung hăng, dễ nổi cáu và hay gây gổ với những người xung quanh. Trẻ có thể bị mất ngủ, đứng ngồi không yên hoặc có những hành vi bất thường, nhiều trẻ còn bị rối loạn suy nghĩ và có cái nhìn lệch lạc về tình dục…

Thừa cân 

Trẻ bị ép ăn nhiều dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác. Thêm vào đó, nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.

Ảnh hưởng tâm lý

Ép con ăn dẫn đến những thói quen ăn uống không lành mạnh gây ra nỗi đau tâm lý lên trẻ. Ép ăn sẽ ảnh hưởng đến vô thức của trẻ, khiến tâm lý của trẻ có khuynh hướng cộc tính, hung dữ, hay quậy phá dẫn đến việc dễ bị các tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày.

Tạo thói quen xấu trong ăn uống

Một trong các yếu tố đó là, thật trớ trêu, những trẻ bị ép ăn trở nên gầy hơn và bị suy dinh dưỡng hơn những trẻ không bị ép ăn. Điều này dẫn đến một chu kì xấu: bố mẹ tìm cách ép trẻ ăn vì chúng gầy, và trẻ tiếp tục gầy vì chúng bị ép ăn. Hơn nữa, trong lúc ép con ăn thường bố mẹ sẽ có chính sách trao thưởng nếu con ăn hết. Việc này ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống của trẻ, trẻ ăn vì “phần thưởng” chứ không phải ăn vì ham muốn, hay cảm nhận được thức ăn ngon.

 Làm thế nào để không ép con ăn?

Việc loại bỏ thói quen ép trẻ ăn có thể rất khó. Bước đầu tiên là hỏi bản thân bạn là liệu bạn có cảm thấy tội lỗi khi ép con ăn? Bước tiếp theo là bạn cần làm một thực nghiệm sau trong khoảng thời gian ít nhất là 30 ngày – nó có thể lâu hơn nếu con bạn từng bị ép ăn tương đối lâu và do đó đã phát triển những thói quen không lành mạnh .

– Ngay từ khi bé mới được sinh ra, người lớn cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

– Người lớn cần làm gương cho trẻ. Tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học.

– Bạn sẽ kiểm soát thức ăn mà trẻ có thể ăn, và có thể kiểm soát thời gian chúng ăn, nhưng bạn sẽ không kiểm soát việc chúng ăn bao nhiêu,

– Bạn sẽ cố hết sức để tạo một sự thèm ăn lành mạnh trước giờ ăn ở trẻ.

– Người lớn cần tạo cho bé thời gian để tăng các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe hơn, hạn chế thời gian xem tivi hay ngồi ì một chỗ.

– Tập cho bé thói quen không ăn vặt, không ăn quá khuya, không ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán hay đồ ngọt. Ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần dạy bé cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước ngay cả khi không khát.

– Cho bé đi khám định kỳ, người lớn cần thường xuyên ghi lại các chỉ số về chiều cao, cân nặng của bé để dễ dàng phát hiện những biểu hiện lạ như cân nặng của bé tăng đột biến hay những mầm mống bệnh tật mới hình thành.

Nếu bạn chọn con đường tôn trọng trẻ và cơ thể của chúng thì bạn có thể sẽ bắt đầu nhận thấy những lợi ích gần như ngay lập tức. Thiết nghĩ bố mẹ chỉ là người bày thức ăn và trẻ sẽ là người tự quyết ăn gì và ăn bao nhiêu. “Ăn thêm 1,2 thìa cơm không giúp trẻ nhận thêm được là bao dinh dưỡng mà chỉ khiến chúng thêm khắc sâu nỗi sợ hãi và ám ảnh với thức ăn. Thay vì hỏi cô giáo “Hôm nay cháu ăn được mấy bát” bố mẹ hãy hỏi “hôm nay con ăn có vui không”.

(Theo Yeu tre tho)

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hau-qua-khong-ngo-cua-viec-ep-con-an-n82444.html

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ: