Hóc dị vật ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết và xử lý đúng cách

Hóc dị vật rất phổ biến đặc biệt trong thời điểm trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn luống cuống và xử lý chưa đúng cách khi con mình bị hóc dị vật.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc dị vật

Dấu hiệu trẻ bị hóc dị vật bố mẹ có thể để ý trẻ đang chơi đột nhiên ho dữ dội, tím tái, chân tay cứng đờ, miệng không thể ú ớ và khóc. Với những trường hợp nặng có thể thấy nước canh, sữa hoặc nước trào ra từ miệng, mũi của trẻ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì trẻ có thể bị ngừng thở hoặc tử vong ngay lúc nào đó.

hoc di vat

Những sai lầm thường gặp trong cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật

Khi thấy trẻ bị hóc dị vật, nhiều bố mẹ thường loay hoay không biết làm gì khi trẻ bị hóc dị vật hoặc làm sai, khiến tình trạng của trẻ không được giải quyết mà bị nặng hơn. Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như:

Cho tay hoặc đồ dùng khác vào miệng trẻ để móc dị vật ra: Cách làm này có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì có thể làm sẽ làm dị vật xuống sâu hơn hoặc gây xước niêm mạc họng.

Vuốt xuôi ngực: Nhiều bố mẹ cho rằng khi trẻ sặc hoặc nghẹn, vuốt ngực sẽ khiến dị vật trôi dễ hơn. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến dị vật chui sâu hơn vào đường thở.

Áp dụng các mẹo dân gian như cho trẻ nuốt cơm, hoa quả: Cách làm này có thể khiến tình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng hóc dị vật ở trẻ, bố mẹ nên để các vật nhỏ tránh xa tầm tay trẻ em và cắt thức ăn thành những miếng nhỏ trẻ dễ ăn. Đặc biệt, với trẻ dưới 5 tuổi, bố mẹ không nên cho trẻ chơi một mình hoặc nếu có thì phải dọn hết những món đồ có nguy khiến trẻ bị hóc.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị hóc dị vật, bố mẹ cần phải hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay dụng cụ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì làm như vậy sẽ có thể khiến dị vật vào sâu hơn. Bên cạnh đó, việc móc họng có thể khiến trẻ nôn mửa và nếu trẻ bị sặc hít lại chất ói thì càng nguy hiểm.

Trong trường hợp trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn nói hoặc khóc được, bố mẹ nên khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ kiểm tra và lấy dị vật an toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở, ngừng thở, không nói hay khóc được thì trong khi gọi xe cấp cứu, bố mẹ cần tiền hành sơ cứu theo cách dưới đây:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Cho trẻ nằm ở tư thế đầu thấp trên đùi hoặc cánh tay của bố mẹ.

Dùng ngón tay mở miệng trẻ ra và lấy gót bàn vỗ vào vùng giữa lưng (chỗ giữa hai bả vai) 5 lần. Mỗi lần vỗ xong, bố mẹ cần kiểm tra xem trẻ đã hết tắc nghẹn chưa.

Nếu trẻ vẫn còn bị tắc nghẽn, bố mẹ lật ngửa trẻ, dùng 2-3 ngón tay ấn vào vị trí ngực ở ½ dưới xương ức. Mỗi lần ấn xong, bố mẹ cũng cần kiểm tra xem đã khai thông được chỗ nghẹn chưa.

Trong trường hợp dị vật vẫn không thoát, bố mẹ hãy xen kẽ đập lưng 5 lần và ấn ngực 5 lần trước khi dịch vụ cấp cứu đến nơi.

Với trẻ trên 2 tuổi

Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh: Bố mẹ thực hiện sơ cứu trẻ bị hóc dị vật bằng cách để trẻ đứng, người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối. Choàng 2 tay ra phía trước đặt ở vùng thượng vị. Một tay nắm như nắm đấm, tay còn lại nắm chặt tay trên, hãy ấn thật mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp 5 cái. Nếu dị vật chưa được lấy ra thì hãy thực hiện biện pháp này từ 6 – 10 lần cho đến khi di vật được lấy ra.

Trường hợp trẻ bị hôn mê, bất tỉnh: Nên đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, hai chân tựa lên đùi trẻ. Rồi nắm hai bàn tay thành nắm đấm ấn vào dưới xương ức của trẻ. Thực hiện liên tiếp 5 cái ấn từ dưới lên trên.

Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê và không thở đc, hãy bắt đầu bằng cách cách hà hơi thổi ngạt 2 cái. Khi trẻ chưa thở được thì cần phải kết hợp hà hơi thổi ngạt với phương pháp dùng tay ấn cho đến khi dị vật được văng ra ngoài, bệnh nhân có thể khóc đọc, thở được và da dẻ hồng hào trở lại.

Những lưu ý khi trẻ bị hóc dị vật

Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ cần phải thật bình tĩnh, không nên cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng của trẻ vì không những không lấy ra được mà còn bị đẩy vào sâu hơn. Bên cạnh đó việc móc họng trẻ còn khiến trẻ hít lại chất ói hoặc nôn ói khiến trẻ ngày càng bị nguy hiểm hơn.

Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh táo, không bị khó thở thì cần phải giữ nguyên tư thế ngồi rồi nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có cách xử lý

Trường hợp trẻ có những biểu hiện tím tái, khó thở, không khóc, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu cần thực hiện các biện pháp sơ cứu kể trên để phòng tránh những nguy cơ.

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu, dị vật được lấy ra thì bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra, ngoại trừ trường hợp dị vật có thể bị sót lại.

hoc di vat

 

Các biện pháp phòng tránh trẻ bị hóc dị vật

Theo dõi trẻ sát sao không để chúng lấy được những vật nhỏ bỏ vào miệng. Không nên cho trẻ cầm những vật quá nhỏ hoặc đồ chơi sắc, nhọn. Đây là cách phòng tránh trẻ bị hóc dị vật tốt nhất mà bố mẹ nên quan tâm trẻ nhiều hơn.

Với trẻ đang ăn dặm: Không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Khi trẻ đang nói chuyện, chạy nhảy hay chơi đùa thì không nên cho ăn.

Với trẻ đang bú: Hãy bế bé trong thư thế cao đầu. Hãy quan sát quá trình cho trẻ em, từ động tác mút sữa và nuốt xuống nhịp nhàng. Để trẻ bú từ từ không nên liên tiếp quá dễ khiến trẻ bị sặc.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các bậc phụ huynh có kinh nghiệm trong việc xử lý và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguồn : bau.vn