Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp phục hồi

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ là dị tật phổ biến ở nhiều nước, chúng gây ảnh hưởng đến sự phát trẻ của trẻ nếu không được phục hồi chức năng.

Bàn chân bẹt ở trẻ là dị tật khá phổ biến, bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Có thể gây ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của bàn chân và gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Để biết thông tin về vấn đề hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ, hãy đọc bài viết ngay sau đây của Bau.vn để biết thêm chi tiết nhé.

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Vòm bàn chân có cấu tạo gồm các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Thông thường, những người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị tật bàn chân bẹt.

Sau đây là một số dấu hiệu gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ.

  • Trẻ thường có cảm giác đau ở bàn chân, đầu gối hay mắt cá chân.
  • Trẻ bị bàn chân bẹt không nhanh nhẹn, hay tỏ ra vụng về, lúng túng.
  • Trẻ bị bàn chân bẹt không có hình vòm như bình thường, có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất.
  • Chân bé có dấu hiệu biến dạng và nghiêng vào sâu bên trong.
  • Cạnh mắt cá chân của trẻ bị cong khá nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh bàn chân bẹt

  • Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.
  • Dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị hội chứng bàn chân bẹt.
  • Dây chằng lỏng lẻo.
  • Chênh lệch chiều dài của hai chân.
  • Các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng do hoạt động quá sức, mang giày không phù hợp, chấn thương, tuổi tác gia tăng, béo phì, viêm khớp mãn tính.

Một nguyên nhân khác là hội chứng ”dính các xương bàn chân”. Lúc này các xương ở bàn chân dính lại với nhau một cách bất thường, gây ra tình trạng bàn chân bẹt và cứng.

Cách điều trị, phương pháp phục hồi

hoi chung ban chan bet o tre

Phẫu thuật chỉnh hình không cần thiết với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng. Nếu được phát hiện sớm, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp an toàn, hiệu quả để điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể để trẻ tập một số bài tập đơn giản như co giãn gót chân, nâng vòm bàn chân, lăn chân với bóng tennis có thể hỗ trợ điều trị chứng bàn cho bẹt.

Nguồn : bau.vn