Hội chứng chân không yên ở bà bầu mà ít ai biết điều này

Liệu bạn có biết hội chứng chân không yên cũng gây phiền hà cho các mẹ bầu không kém trong suốt thời gian thai kỳ?

Ước tính có khoảng 26% phụ nữ mang thai gặp phải hội chứng chân không yên. Tình trạng này có thể gây ra những cảm giác không hề dễ chịu cho đôi chân và thôi thúc mong muốn được di chuyển liên tục bất kể thời gian nào. Hiện có khá nhiều biện pháp tự nhiên sẽ giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng của chân không yên trong thời gian bầu bí thay vì dùng đến thuốc.

Nguyên nhân hội chứng chân không yên ở bà bầu

Vẫn chưa tìm ra lý do chính xác cho hội chứng chân không yên ở bà bầu. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ dưới đây đã được tin rằng có liên quan đến vấn đề này:

  • Yếu tố di truyền

  • Nồng độ các chất khoáng và vitamin chẳng hạn như sắt và folate trong cơ thể thấp

  • Thay đổi nội tiết tố

  • Thiếu ngủ do cơ thể đang dần thay đổi

  • Cơ thể tăng mức độ nhạy cảm.

Dấu hiệu hội chứng chân không yên ở bà bầu

Hội chứng chân không yên có thể tạo ra cảm giác kỳ lạ hoặc khó chịu. Một số phụ nữ mang thai miêu tả hội chứng này như sau:

  • Nhói

  • Ngứa

  • Râm ran

  • Đau đớn

  • Luôn muốn di chuyển.

Các triệu chứng xảy ra khi cơ thể không được hoạt động trong thời gian dài, chẳng hạn như ngồi quá lâu hoặc những lúc đang nghỉ ngơi. Điều này sẽ ngăn cản việc mẹ bầu có được giấc ngủ ngon và khiến bạn mệt mỏi, tăng thêm sự khó chịu vào tam cá nguyệt thứ 3.

Biện pháp chữa hội chứng chân không yên ở bà bầu tại nhà

Bổ sung sắt và axit folic

Phụ nữ mang thai cần sắt gấp 3 – 4 lần và folate gấp 8 – 10 lần so với bình thường để nuôi dưỡng em bé đang phát triển trong bụng. Mẹ bầu mắc phải hội chứng chân không yên thường gặp vấn đề về hàm lượng sắt suy giảm. Ngoài ra, họ còn thiếu hụt folate, một loại vitamin B quan trọng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung sắt và axit folic thông qua viên uống bổ sung do bác sĩ gợi ý. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng mẹ bầu nên đi kiểm tra hàm lượng các chất trên ngay khi vừa mang thai cũng như mỗi tháng trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Thư giãn cơ bắp ở chân

Mẹ bầu ngâm chân trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi đêm để thư giãn các cơ bắp chân là một ý kiến hay để các cơn đau không làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng lạnh luân phiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Hội chứng chân không yên ở bà bầu có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí là mất ngủ. Tuy nhiên, chúng sẽ dần giảm nhẹ trong vòng vài tuần sau khi thiên thần nhỏ chào đời. Do vậy, bạn hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ đã được gợi ý để cảm thấy thoải mái hơn.

Kiểm soát cân nặng

Phụ nữ béo phì hoặc có mỡ bụng dư thừa trước khi mang thai có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Nếu bạn đã thừa cân trước khi mang thai thì hãy chú ý đến vấn đề cân nặng bởi sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi vận động thể chất. Hoạt động thể chất là một trong những cách để đẩy lùi tình trạng chân không yên.

Thay đổi tư thế

Việc tìm ra một tư thế phù hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn thay vì trằn trọc suốt đêm dài. Khi đạt đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, việc nằm ngửa sẽ trở nên khó khăn hơn bởi sẽ khiến khu vực lưng dưới chịu nhiều sức ép.

Do vậy, mẹ bầu hãy thử ngủ nghiêng về bên trái nhé. Tư thế này khá tốt cho hệ tuần hoàn của máu đấy. Nếu có xu thói quen trở mình thường xuyên, bạn có thể đặt một chiếc gối phía sau lưng để hỗ trợ cho khu vực lưng dưới.

Tạo ra kế hoạch nghỉ ngơi

Việc có được chế độ nghỉ ngơi phù hợp là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nguyên nhân là bởi các triệu chứng hội chứng chân không yên có thể diễn biến trầm trọng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân. Một số gợi ý cho việc này như sau:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ

  • Cố gắng hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trước khi ngủ khoảng 1 giờ

  • Tránh thức uống có caffeine và đường

  • Tránh vận động quá sức trước khi ngủ

  • Ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng