Mang bầu là thời điểm vô cùng quan trọng và nhạy cảm đối với các bà mẹ. Ăn gì, uống gì phải xem xét rất kỹ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ mà vẫn an toàn cho con, trong đó có kẽm. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Vậy kẽm cho bà bầu có vai trò như nào? Cách bổ sung an toàn nhất là gì?
Vai trò của kẽm cho bà bầu là gì?
Cơ thể con người cần tới khoảng 60 loại nguyên tố khác nhau để tồn tại và phát triển bình thường, trong đó có kẽm. Vi khoáng kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng tế bào, góp phần khởi tạo và phân chia ADN, nhất là với thai nhi.
Thời điểm bà bầu mang thai chính là lúc thai nhi cần đầy đủ dưỡng chất nhất cho quá trình hình thành và phát triển cả về ngoại hình và trí não. Mà kẽm lại có trong thành phần của hơn 80 loại enzym, tác động đến sự phát triển toàn diện của trí não.
Thiếu hụt kẽm có làm sao không?
Việc thiếu hụt kẽm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới cả mẹ và thai nhi và dẫn đến một số tình trạng như:
- Làm suy giảm sự phát triển của thai nhi.
- Ảnh hưởng đến hình thái nhau thai.
- Vận chuyển sắt qua nhau thai bị giảm do thiếu kẽm.
- Ảnh hưởng đến oxy hóa ở nhau thai.
- Làm thay đổi huyết áp của mẹ khi mang thai và cho con bú.
- Làm thay đổi miễn dịch ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Dấu hiệu thiếu kẽm khi mang thai
- Giảm thèm ăn.
- Giảm khả năng miễn dịch với dị ứng và nhiễm trùng.
- Sự phát triển của thai nhi bị suy giảm.
- Cảm giác mùi vị kém.
Một số công dụng của kẽm đối với mẹ và thai nhi
Trầm cảm: Khi mang thai, mẹ bầu có nhiều thay đổi về mặt tâm lý, dễ bị áp lực và lo lắng. Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm có liên quan đến việc ít nguy cơ trầm cảm.
Sinh non: Sử dụng viên kẽm uống khi mang thai dường như làm giảm nguy cơ sinh non. Nhưng việc bổ sung kẽm không làm giảm nguy cơ thai chết lưu, sảy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh: Cung cấp kẽm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em có nguy cơ bị thiếu kẽm không cải thiện sự phát triển tinh thần hoặc vận động. Nhưng cung cấp kẽm cho phụ nữ khi mang thai có thể làm tăng sự phát triển của đứa trẻ trong năm đầu đời.
Nhẹ cân ở trẻ sơ sinh: Uống kẽm khi mang thai không làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân. Cung cấp kẽm cho trẻ sơ sinh thiếu cân còn làm giảm nguy cơ tử vong, ngăn ngừa các biến chứng nhất định và cải thiện tinh thần.
Bệnh tiêu chảy: Việc cung cấp kẽm cho phụ nữ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ và trong một tháng sau khi sinh là rất quan trọng. Điều này giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Nên sử dụng kẽm khi nào?
Việc bổ sung kẽm trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Thậm chí, việc bổ sung kẽm cần kéo dài cho đến khi cho con bú. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến lượng kẽm trong dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.
Việc bổ sung kẽm cũng tương tự như axit folic, một trong các chất dinh dưỡng được kê đơn trước khi mang thai. Nó góp phần đảm bảo chất lượng của trứng. Kẽm thúc đẩy lập trình ADN của tế bào trứng hoặc tế bào trứng chưa trưởng thành. Do đó, việc bổ sung kẽm cũng rất cần thiết trước khi thụ thai.
Gợi ý 1 số loại thực phẩm chứa kẽm cho bà bầu
Sữa chua: Sữa chua được biết đến là một sản phẩm sữa có chứa nhiều chất sinh học và giàu kẽm.Ngoài ra, sữa chua còn giúp bạn cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đậu xanh: Đậu xanh là một nguồn protein và chất xơ tốt, giúp bà bầu tránh trào ngược axit dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
Socola đen: Sô cô la đen khá khác biệt vì nó chứa lượng đường thấp và nhiều kẽm rất cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung.
Thịt cừu, thịt bò: Thịt cừu và thịt bò là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Phụ nữ mang thai ăn thịt sẽ không có khả năng bị thiếu kẽm.
Hạt điều: Trong hạt điều có chứa kẽm. Ngoài ra, chúng được tìm thấy có nhiều axit béo không bão hòa và protein. Việc ăn hạt điều sẽ giúp giảm viêm, duy trì sức khỏe xương tốt.
Nguồn : bau.vn