Khám phụ khoa cho trẻ em cần lưu ý những gì?

Các bé gái, nhất là bé mới lớn, đang tuổi dậy thì thường có tâm lý e ngại khi gặp vấn đề về vùng kín. Do đó, mẹ nên quan sát, phát hiện sớm vấn đề bé gặp phải và tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho bé.

Ở Việt Nam, khám phụ khoa cho trẻ em vẫn khiến nhiều chị em e ngại, cả các bé gái. Chỉ đến khi thực sự có vấn đề nghiêm trọng thì mới đi khám. Lúc này khi bệnh đã nặng thì việc điều trị khó khăn, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé. Do đó, mẹ nên quan sát, phát hiện sớm vấn đề bé gặp phải và tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho bé. Giải thích cho bé việc cần thiết của khám và kiểm tra sức khỏe phụ khoa, để bé có tâm lý thoải mái, sẵn sàng.

Mẹ cũng nên quan sát, ghi lại các biểu hiện bất thường vùng kín của bé, đây sẽ là những thông tin quan trọng để bác sỹ kiểm tra, đánh giá tình trạng. Bé gái mới lớn chưa quan hệ tình dục nên sẽ không thực hiện siêu âm đầu dò và khám sâu trong âm đạo.

Những lưu ý khi khám phụ khoa cho bé gái

1. Không đưa bé đi khám khi đang có kinh nguyệt

Kinh nguyệt có thể ảnh hưởng, gây sai kết quả xét nghiệm chẩn đoán. Do đó, bạn nên sắp xếp kế hoạch đưa bé đi khám phụ khoa sau kỳ nguyệt san, tốt nhất là 3 ngày sau khi sạch kinh, khám vào buổi sáng.

2. Hạn chế cho bé dùng đồ ăn ngọt, chứa nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như mỡ, bơ, đồ chiên rán và đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường có thể khiến nhiệt độ vùng sinh dục tăng cao hơn. Như thế, lượng dịch tiết âm đạo tăng, có thể ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sỹ.

Bên cạnh đó, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở khám chuyên sản phụ khoa uy tín, bác sỹ kinh nghiệm, chuyên nghiệp, có chuyên môn cao. Như vậy việc khám phụ khoa sẽ nhanh chóng, chính xác, đạt kết quả tốt. Bé gái mới lớn cũng rất e ngại khi khám phụ khoa bởi bác sĩ nam, do đó mẹ có thể yêu cầu bác sĩ nữ, tâm lý khám cho bé.

Những lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho trẻ em

Không chỉ có phụ nữ trưởng thành, đã quan hệ tình dục mới mắc các bệnh lý phụ khoa mà bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em, bé gái còn nhỏ hoặc đang tuổi dậy thì. Do khi tuổi còn nhỏ chưa dậy thì, buồng trứng chưa hoạt động nên đặc điểm cơ quan sinh dục của bé gái trước tuổi dậy thì rất khác phụ nữ tuổi sinh sản.

Khám phụ khoa cho trẻ em

Vùng kín của bé gái dễ bị kích ứng hơn người lớn

Vùng kín của bé gái dễ bị kích ứng hơn với các tác nhân từ bên ngoài do cơ quan sinh dục của bé gái trước tuổi dậy thì chưa có “rào chắn” sinh lý giúp ngăn ngừa bảo vệ nhiễm trùng. Các cơ quan có chức năng này chưa phát triển và thực hiện chức năng này như: môi lớn, môi nhỏ, màng trinh, biểu mô âm đạo mỏng,…

Bên cạnh đó, âm đạo ở bé gái có độ pH trung tính, lại thiếu kháng thể bảo vệ nên các vi khuẩn có điều kiện phát triển nhanh chóng. Trái ngược với phụ nữ tuổi sinh sản, có các cơ quan bảo vệ, âm đạo tự tiết dịch và vi khuẩn tốt chống lại vi khuẩn gây hại.

Với những yếu tố trên, nếu kết hợp với việc vệ sinh kém, sai cách ở bé gái thì rất dễ gây viêm âm đạo, âm hộ, mắc viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế, mẹ cần lưu ý chăm sóc và hướng dẫn bé gái vệ sinh tốt, đúng cách vùng kín, đồng thời đưa trẻ đi khám nếu phát hiện bất thường. Việc vệ sinh vùng kín cho bé gái không quá phức tạp, mẹ có thể tự thực hiện và hướng dẫn trẻ vệ sinh hàng ngày.

Cần vệ sinh vùng kín tối thiểu 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối khi có biểu hiện tiết dịch bất thường. Không giặt chung, sử dụng chung đồ lót của bé với bố mẹ.

Khám phụ khoa cho trẻ em

Vệ sinh vùng kín đúng cách tránh viêm nhiễm

Ngoài ra, không để bé ngồi lê la trên nền đất, nhất là khi bé chỉ mặc quần lót hoặc mặc váy. Quần lót cho bé không được quá chật, chất liệu tốt, không gây kích ứng và giặt sạch, phơi dưới ánh nắng mỗi ngày.

Vệ sinh vùng kín cho bé lúc này không nhất thiết phải sử dụng dung dịch vệ sinh. Đặc biệt lưu ý không thụt rửa sâu âm đạo ở bé gái. Hình thành thói quen vệ sinh cơ thể và vùng kín hàng ngày đúng cách là cần thiết, để bảo vệ sức khỏe cho bé bây giờ và cả sau này.

Mẹ cũng nên giáo dục, trang bị cho bé những kiến thức giới tính phù hợp, dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa và cách xử lý. Điều này sẽ giúp bé có thể tự bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân một cách tốt nhất. Mẹ cũng nên là người đồng hành, chia sẻ những vấn đề, thắc mắc “thầm kín” mà bé gặp phải.

Nguồn : bau.vn