Khi trẻ chậm nói là do mẹ, mẹ cần thay đổi trước khi quá muộn!

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều người có thể không ngờ đến nguyên nhân khi trẻ chậm nói là do mẹ.

Thông thường, trước 1 tuổi, hầu hết các bé đã có thể nói hoặc bập bẹ được một vài từ đơn giản. Tình trạng trẻ chậm nói được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng trong số đó có nguyên nhân là do cách mẹ nuôi dạy trẻ. Cách nuôi dạy của mẹ cũng ảnh hưởng phần nào khả năng ngôn ngữ của trẻ. Vì thế, nhiều hành động vô ý của mẹ cũng trở thành một hành động sai lầm khiến trẻ bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng chậm nói. Vậy khi nào trẻ chậm nói là do mẹ? Hãy cũng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói do mẹ trong bài viết dưới đây của Bau.vn!

Khi trẻ chậm nói là do mẹ?

Đôi khi, chỉ một hành động nhỏ của mẹ lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con.

1. Do mẹ đáp ứng nhu cầu của trẻ quá nhanh

Các mẹ thường có xu hướng đòi mẹ lấy hộ các đồ vật mà mình mong muốn, bé sẽ chỉ tay và nhờ mẹ lấy. Khi thấy như vậy, các mẹ thường đáp ứng rất nhanh, có thể bạn sẽ lập tức lấy cho trẻ món đồ đó. Việc này sẽ tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm vào người khác, điều này không tốt chút nào. Thay vì đáp ứng yêu cầu của bé một cách nhanh chóng, mẹ nên hỏi lại và gợi chuyện để bé phản ứng lại những câu nói của mẹ. Bạn cũng có thể tương tác với con, bằng cách hỏi con muốn gì. Làm như vậy sẽ giúp tần số tương tác và giao tiếp của trẻ tăng lên. Việc trẻ có phản ứng lại với là một điều rất quan trọng. Vì đó là tiền đề để khiến con bạn có khả năng phát triển ngôn ngữ của mình

2. Do mẹ lười giao tiếp với trẻ

khi tre cham noi la do me

Đôi khi chỉ vì mẹ quá bận rộn với công việc mà dần trở nên ít trò chuyện cùng với con. Thế nhưng, tác hại của việc này sẽ khiến con bạn trở nên ngại giao tiếp và là một trong những nguyên do khiến con chậm nói hơn những bạn bè cùng trang lứa khác. Mẹ càng dành nhiều thời gian nói chuyện thì vốn từ của bé sẽ càng được phát triển một cách nhanh chóng.

3. Khi trẻ chậm nói là do mẹ: Ít cho trẻ tiếp xúc với bên ngoài

khi tre cham noi la do me

Chỉ khi được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, trẻ sẽ trở nên thoải mái và thích nói chuyện hơn. Ngoài ra, việc thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng giúp trẻ ghi nhớ được thêm nhiều từ vựng và khả năng ngôn ngữ cũng phát huy tốt hơn.

4. Do mẹ cho trẻ xem nhiều các thiết bị điện tử

khi tre cham noi la do me

Nhiều bà mẹ thường nuông chiều con bằng cách cho con sử dụng các thiết bị điện tử thông minh từ sớm nhưng lại quên đi mất rằng điều này vô cùng có hại cho trẻ. Việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều trong ngày sẽ khiến trẻ bị “nghiện”, từ đó lười giao tiếp với mọi người xung quanh. Thậm chí, trẻ cũng có thể mắc phải hội chứng vô cảm, không biết quan tâm đến người khác.

Nguồn : bau.vn