Khủng hoảng tuổi lên 3: Cách xử lý của những bố mẹ giàu kinh nghiệm nhất

Khủng hoảng tuổi lên 3 vốn là cơn ác mộng của những ba mẹ có con nhỏ trong tầm tuổi này. Hãy cùng nghe những ba mẹ giàu kinh nghiệm nhất khuyên bạn điều gì về cách hành xử nhé.

Bạn có khi nào phải cảm thấy bất lực và chỉ có cách vào phòng kín khóc một mình vì một ngày đẹp trời bạn chợt nhận ra đứa trẻ đáng yêu hàng ngày của bạn như biến thành một người hoàn toàn khác, là ai đó chứ không phải con bạn nữa? Nếu bạn đã cảm nhận được thì xin phép được thông báo rằng con bạn đã bước sang thời kỳ “sóng gió” nhất: Khủng hoảng tuổi lên 3.

1. Thế nào là khủng hoảng tuổi lên 3?

Bố mẹ sẽ dễ dàng nhận biết con mình đang khủng hoảng tuổi lên 3 qua một số biểu hiện sau:

– Trẻ muốn được tự làm mọi việc, không cần bố mẹ giúp đỡ.- Có phản ứng tiêu cực với mọi thứ.

– Ngang bướng một cách vô lý.

– Không nghe theo lời người lớn dạy bảo, hướng dẫn.

– Mất hứng thú với những thứ mà trẻ đã từng rất yêu thích trước kia.

– Hay cự cãi người lớn (bằng hành động hoặc lời nói).

2. Đối phó với cơn khủng hoảng của bé yêu

Hạn chế quát mắng con

Mắng mỏ chỉ nên là biện pháp “cuối cùng”, nếu tình thế chẳng còn cách nào giải quyết. Theo Tiến sĩ Joan Luby là giáo sư tâm thần học về trẻ em và Giám đốc chương trình Phát triển cảm xúc sớm tại Đại học Y Washington ở St.Louis, nuôi dạy con tích cực trong những tình huống căng thẳng, thay vì la mắng hay trừng phạt lên thân thể và tinh thần trẻ, sẽ giúp gia tăng kích thước ở một số khu vực ở não bộ.

 

khủng hoảng tuổi lên 3

Quát mắng con không phải là cách giải quyết cơn khủng hoảng của trẻ

Lắng nghe con nhiều hơn

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 này của con, bố mẹ hãy dành cho con sự toàn tâm chú ý, lắng nghe con mỗi khi con muốn nói một điều gì đó hay tâm sự với bố mẹ nhé! Bạn có thể hỏi lại để con biết rằng bố mẹ đang rất quan tâm đến câu chuyện của con.

Kiên nhẫn trả lời những thắc mắc của con

Đứa trẻ thường khó hiểu tại sao bố mẹ lại ngăn cản mình làm những điều mà mình đang thích, giống như việc mút tay, nghịch nước, gõ vào ly tách,… Trẻ vẫn còn nhỏ và chưa đủ nhận thức về những vấn đề nguy hiểm.

khủng hoảng tuổi lên 3

Kiên nhẫn lắng nghe con là cách hành xử cũng những ông bố bà mẹ thông minh và giàu kinh nghiệm nhất

Vì thế, bố mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho con, vì sao như thế này, vì sao như thế kia sẽ khiến con dễ dàng hợp tác hơn với bó mẹ.

Dự đoán những hành vi sẽ lặp lại

Trẻ cũng như người lớn, đều có một mô hình hành vi sai trái. Họ làm những điều sai lặp đi lặp lại. Dự đoán những hành vi này, can thiệp sớm và khuyến khích con đưa ra lựa chọn tốt hơn là một trong những cách hạn chế khủng hoảng.

Dạy trẻ vâng lời

Trẻ 3 tuổi bản năng là tìm kiếm sự tự chủ, độc lập và chống lại sự vâng lời. Bí quyết để dạy trẻ ngoan hơn là nhận được lời khen và ủng hộ tích cực khi làm theo những gì người lớn nói.

Nhất quán

Kiên định không có nghĩa là trừng phạt hay la hét gay gắt, và bạn cần có thái độ nhất quán trong mọi tình huống. Nếu con vứt giày trên sàn bừa bãi và không bỏ lên giá vào hôm trước, hôm sau con sẽ không được đi đôi giày đó nữa. Trẻ 3 tuổi không cần đòi roi, cũng không cần doạ nạt bằng lời nói.

Ôm con nhiều hơn

khủng hoảng tuổi lên 3

Chỉ một cái ôm cũng đủ giúp con làm dịu cơn nóng nảy trong giai đoạn khủng hoảng

Ngừng công việc bạn đang làm lại vài giây và ôm con. Đừng quên nói “Bố/mẹ yêu con” đặc biệt khi con đang có cư xử không đúng mực.

Khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ chẳng còn là cơn ác mộng nếu bố mẹ biết cách xử lý thông minh nhất. Hãy kiên nhẫn nhất có thể để cùng con đi qua những ngày sóng gió một cách nhẹ nhàng nhất ba mẹ nhé.

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng