Lạ lùng trước chứng bệnh cherophobia – căn bệnh sợ hạnh phúc

Chứng Cherophobia được biết đến như một căn bệnh tâm lý, trong đó người bệnh tỏ ra sợ hạnh phúc, thay vì vui mừng hay hân hoan như bình thường.

Hiện nay, chứng bệnh sợ hạnh phúc vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải. Vậy hội chứng Cherophobia là gì? Triệu chứng thường gặp của hội chứng này là gì? Cùng Bau.vn tìm hiểu những thông tin cơ bản về hội chứng Cherophobia trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là hội chứng Cherophobia – căn bệnh sợ hạnh phúc?

Từ Cherophobia bắt nguồn từ “charo” trong tiếng Hy Lạp, biểu thị cho niềm vui và phobos nghĩa là nỗi sợ hãi và sự ghê sợ sâu sắc. Có thể thấy, những người mắc chứng Cherophobia sẽ gặp khó khăn trong việc tận hưởng những hạnh phúc dẫu giản đơn nhất, bởi họ luôn thấy mình không xứng đáng. Ý niệm rằng hạnh phúc chẳng kéo dài lâu hay vững bền và điều xui rủi sắp đến, khiến họ khó có lòng tin vào hạnh phúc và sự tròn đầy.

so hanh phuc

Trên thực tế, nỗ lực để tránh xa hay chống lại cảm giác hạnh phúc có ảnh hưởng tiêu cực lên con người. Làm việc ngược lại với cơ chế tự nhiên gây ra căng thẳng, sản sinh stress và có xu hướng mắc bệnh trầm cảm.

2. Nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ hãi hạnh phúc

Theo các chuyên gia sức khỏe, chứng Cherophobia là một ám sợ đặc trưng có hoặc không có nguyên nhân xác định. Một số nguyên nhân có thể kể tới như:

  • Một sự cố trong quá khứ, đặc biệt khi nó xảy ra trong thời thơ ấu. Lúc này một cá nhân có thể trải qua những niềm hạnh phúc mà theo sau đó là một sự kiện sang chấn như cái chết của một người quan trọng…
  • Ba mẹ hoặc người chăm sóc đã cảnh báo phải kìm nén hoặc chống lại việc mình có cuộc sống hạnh phúc vì nó sẽ “đem lại sự xui xẻo”. Bên cạnh đó, việc phải sống trong môi trường mà những người xung quanh thường hay lo lắng hoặc bất an cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chứng ám sợ.
  • Gen di truyền. Những người có người thân mắc hội chứng Cherophobia thì khả năng cao sẽ di truyền sang đời sau hơn những người không có người thân mắc hội chứng này.
  • Stress hoặc trầm cảm kéo dài có thể khiến cá nhân trở nên bất an trước tất cả các sự việc xảy ra xung quanh.

so hanh phuc

3. Các triệu chứng của Cherophobia

Người mắc chứng bệnh tâm lý sợ hạnh phúc không phải lúc nào cũng buồn, họ chỉ đơn giản là tránh các sự kiện, hoạt động mang lại niềm vui. Nỗi sợ hạnh phúc có thể tạo ra các triệu chứng khác nhau ở những người khác nhau, cụ thể:

  • Cảm thấy lo lắng khi tham gia các hoạt động xã hội như tiệc tùng, họp mặt xã hội, hòa nhạc và các sự kiện tương tự.
  • Có suy nghĩ rằng nếu cảm thấy vui vẻ thì nhất định sẽ có những chuyện không hay kéo theo..
  • Từ chối tham gia các sự kiện có tác động tích cực đến cuộc sống vì sợ rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra.
  • Nghĩ rằng thể hiện hạnh phúc trước mặt bạn bè hoặc gia đình là không tốt.
  • Nghĩ rằng hạnh phúc khiến bạn trở thành một người tồi tệ.
  • Nghĩ rằng theo đuổi hạnh phúc là lãng phí thời gian và năng lượng.

so hanh phuc

4. Chứng bệnh Cherophobia có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Thực tế không hề có giải pháp hoàn hảo nào cho người mắc chứng Cherophobia. Tuy vậy, có những điều hạnh phúc mà ai cũng có thể nương vào để khắc phục nỗi sợ này. Chẳng hạn như:

  • Tự chữa lành là cách tốt nhất để khắc phục bất kỳ ám sợ nào. Cá nhân cần học cách quản lý sự lo lắng và cơn hoảng loạn khi đối mặt với ý nghĩ trở nên hạnh phúc. Nhiều kỹ thuật thư giãn giúp kiểm soát được sự lo lắng: hít thở sâu, viết nhật ký, thiền và tập thể dục.
  • Học cách chia sẻ cũng là một giải pháp cho người mắc chứng Cherophobia. Khi được trò chuyện và chia sẻ nỗi sợ với nhiều người khác, bạn sẽ cảm thấy được an ủi với ý nghĩ rằng mình không đơn độc.
  • Cố gắng tham gia các hoạt động xã hội đã tránh. Bằng cách đó, bạn sẽ thuyết phục bản thân rằng hạnh phúc sẽ không gây ra bất cứ điều gì xấu.

Không phải ai cũng muốn theo đuổi hạnh phúc. Nhưng nếu cố tình né tránh cảm xúc tự nhiên này, con người sẽ luôn trong trạng thái tiêu cực, mệt mỏi và kiệt quệ về mặt tinh thần và sức khỏe. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng Cherophobia hoặc cảm thấy có ác cảm với những điều vui vẻ và hạnh phúc thì hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi giản đơn mà quan trọng như: Với tôi hạnh phúc là gì? Tại sao bản thân lại sợ hạnh phúc? Ai hay điều gì khiến tôi vui vẻ? Làm thế nào để tôi đón nhận sự hạnh phúc?

 

Nguồn : bau.vn

  • Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Nhiều cha mẹ chia sẻ cảm giác bất lực, tổn thương và giận dữ khi con cái cư xử hỗn hào, bướng bỉnh hoặc thờ ơ với lời dạy bảo. Trẻ quát lại, không nghe lời, hoặc cư xử thiếu tôn trọng – khiến người lớn có lúc muốn “buông xuôi”. Trong hoàn cảnh ấy, Định luật con quạ đang được nhiều chuyên gia tâm lý gợi ý như một cách tiếp cận khác biệt nhưng hiệu quả, giúp cha mẹ lấy lại bình tĩnh và thiết lập lại quyền uy đúng cách.
  • "Mẹ hiền sinh con quý": Những nguyên tắc dạy con vượt thời gian

    Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, nhiều bậc phụ huynh vẫn tìm lại những giá trị truyền thống mà thế hệ trước đã gìn giữ. Một trong những giá trị đó là phương pháp giáo dục con cái của các bà mẹ hiền, không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách vững vàng. Câu nói “Mẹ hiền sinh con quý” không chỉ là lời ca ngợi những người mẹ mà còn chứa đựng những bài học quý giá trong cách dạy con mà chúng ta có thể học hỏi.
  • Sống ảo ở biển không khó – Chỉ cần nhớ 5 mẹo ‘triệu like’ sau

    Sống ảo ở biển không khó – Chỉ cần nhớ 5 mẹo ‘triệu like’ sau

    Mỗi mùa hè là một cơ hội tuyệt vời để lưu giữ thanh xuân qua những khung hình bên bờ biển. Nếu bạn đang tìm cách để có những bức ảnh thật lung linh, 5 mẹo nhỏ sau sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho bộ ảnh hè hoàn hảo.
  • Vì sao nhiều trẻ thân với bà ngoại hơn? Lý giải từ khoa học và tâm lý học

    Vì sao nhiều trẻ thân với bà ngoại hơn? Lý giải từ khoa học và tâm lý học

    Trong nhiều gia đình, mối quan hệ giữa trẻ và hai người bà – bà nội và bà ngoại – có thể khác nhau một cách rõ rệt. Có trẻ gắn bó với bà ngoại như “hình với bóng”, trong khi một số bé lại quấn quýt bên bà nội mỗi ngày. Vậy điều gì chi phối sự khác biệt này? Đó đơn thuần là thói quen sống, hoàn cảnh cụ thể, hay có lý do nào từ khoa học và tâm lý học?Hãy cùng tìm hiểu cách các nhà khoa học lý giải sự gắn bó khác biệt giữa trẻ với bà nội và bà ngoại.
  • Nuôi dưỡng cậu con trai ấm áp-hành trình của sự lắng nghe và yêu thương

    Nuôi dưỡng cậu con trai ấm áp-hành trình của sự lắng nghe và yêu thương

    Trong một thế giới nơi nam giới thường được kỳ vọng phải mạnh mẽ, lý trí và ít bộc lộ cảm xúc, việc nuôi dạy một cậu con trai biết sống tử tế, thấu cảm và ấm áp dường như trở thành một hành trình đi ngược lại dòng chảy. Nhưng đó cũng chính là hành trình đẹp đẽ nhất, khi cha mẹ chọn cách gieo vào tâm hồn con những hạt giống yêu thương – để lớn lên, con trở thành người đàn ông không chỉ vững chãi mà còn biết dịu dàng với chính mình và với thế giới.
  • Phụ nữ thông minh tuyệt đối không giao phó đời mình cho 3 kiểu đàn ông

    Phụ nữ thông minh tuyệt đối không giao phó đời mình cho 3 kiểu đàn ông "nghèo" này!

    Người đàn ông "nghèo" ở 3 phương diện này, chắc chắc người phụ nữ thông minh nên tránh để không khổ đau, đổ vỡ trong tình yêu và hôn nhân.