Làm thế nào để nàng thỏa cơn thèm bánh trung thu mà không lo tăng cân?

Bắt bài cách ăn bánh trung thu không bị béo, nàng có thể thở phào nhẹ nhõm khi nhâm nhi món bánh truyền thống này.

Bánh trung thu không chỉ là món bánh yêu thích của trẻ nhỏ mà còn cả người lớn nữa. Tuy nhiên, đối với các bậc nhị vị phụ huynh thì ăn bánh không đơn giản là thường thức hương vị truyền thống của lễ rằm tháng 7 mà còn canh cánh một câu hỏi: “Ăn bánh trung thu có béo không?”; “Chắc ăn 1 miếng nhỏ chẳng sao đâu nhỉ!”. Thực tế, cho dù bạn ăn ít vô cùng nhưng không có nghĩa cân nặng của bạn sẽ nằm trong vùng an toàn.

Làm thế nào để nàng thỏa cơn thèm bánh trung thu mà không lo tăng cân? - ảnh 1

Làm người lớn khổ lắm! Ăn có một miếng bánh trung thu nhỏ thôi cũng đau đầu vì sợ béo!

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trung bình một người trưởng thành cần nạp 2000 calo/ngày. Trong khi đó, trung bình 1 chiếc bánh dẻo hay bánh nướng thập cẩm trọng lượng 200 gram dao động khoảng 800-1000 calo. Như vậy, ăn 1 chiếc bánh Trung thu đã chiếm đến 1/2 số calo cần cho mỗi ngày. Tức là nếu bạn ăn 2 chiếc bánh Trung thu có thể đủ calo cho cả ngày và không cần ăn gì thêm nữa.

Trông chiếc bánh nhỏ gọn trong lòng bàn tay nhưng thực tế nó được làm từ rất nhiều các nguyên vật liệu có nguồn năng lượng lớn. Chúng ta có thể kể đến như vỏ bánh từ bột mì, bột nếp (đều là các loại tinh bột có chỉ số GI cao), nhân bánh là tuyển tập các loại hạt dồi dào chất béo như hạt bí, hướng dương, hạt vừng mè,… và còn cả trứng muối, lạp xưởng, ruốc, mỡ heo,…

Bạn biết không? Ngay cả một chiếc bánh dẻo chay không nhân thôi cũng đã bằng 4 bát cơm trắng đầy rồi. Liệt kê ra mới biết rằng, bánh trung thu nhiều năng lượng cỡ nào. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không được ăn. Chúng ta có thể yên tâm nhâm nhi miếng bánh cùng tách trà nếu nắm vững những gạch đầu dòng sau.

1. Không ăn bánh trung thu lúc đói

Lí giải theo nguyên lý khoa học hiện tượng khi đói, chúng ta có thiên hướng ăn nhiều hơn bình thường là bởi 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, khi đói, lượng đường huyết trong cơ thể tụt giảm nên não bộ sẽ truyền tới cơ thể một tín hiệu cấp cứu cần phải nạp tức tốc đồ ăn vào ngay để cân bằng. Do đó, chúng ta dễ bị cơn đói làm mất quyền kiểm soát. Thứ hai, khi dạ dày rỗng, khả năng hấp thụ của nó cũng cao hơn bình thường. Với lượng calo và chất béo trong bánh Trung thu thì ăn như vậy không khác gì bạn đang cố ép mình tăng cân.

2. Chia nhỏ chiếc bánh để thưởng thức

Từ xa xưa ông bà ta đã có thói quen chia miếng bánh ít nhất thành 6 phần và nhiều nhất là 8 phần. Không phải vì nhà đông con nên chia nhỏ ra để ăn cho đỡ tốn mà cũng một phần để kìm hãm sự “háu đói” của bản thân. Hãy chia bánh thành những miếng nhỏ và thưởng thức chúng vào từng thời điểm trong ngày. Làm như vậy bạn sẽ hạn chế được lượng đường, chất béo và calo vào cơ thể trong cùng lúc.

Làm thế nào để nàng thỏa cơn thèm bánh trung thu mà không lo tăng cân? - ảnh 2

Nhâm nhi miếng bánh cùng tách trà xanh nhần nhận chát sẽ giúp bạn trung hoà lượng đường của chiếc bánh lại tốt hơn cho da dẻ khi nạp quá nhiều ngọt.

3. Không nên ăn bánh sau 7 giờ tối

Nếu trước đó bạn đã có một bữa tối no nê cùng với gia đình rồi thì hãy hạn chế nạp thêm bánh sau đó. Vì sau khoảng thời gian này, bạn thường ít vận động nên lượng calo, chất béo sẽ không được tiêu thụ hết và có nhiều cơ hội tích tụ lại trong cơ thể. Còn nếu có dự định sẽ đánh chén 1 – 2 miếng bánh nhỏ thì hãy tự dặn lòng mình ăn ít lại trong bữa cơm tối để bảo toàn lượng calo nạp vào cơ thể ngày hôm đó nhé.

Làm thế nào để nàng thỏa cơn thèm bánh trung thu mà không lo tăng cân? - ảnh 3

Thời điểm tốt nhất để thường thức bánh vẫn là khi chiều xuống.

4. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Đây rõ ràng là việc không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Kể cả bạn có bận rộn đến mấy cũng nên sắp xếp thời gian trong ngày từ 15-60 phút để tập luyện tăng cường trao đổi chất. Nhưng vào những ngày này, khi trót ăn một vài miếng bánh trung thu thì bạn càng cần chăm tập luyện hơn nữa nhé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng