Loạt vấn đề thường gặp của trẻ trong ngày hè oi bức và những lưu ý dành cho mẹ

Mùa hè là thời điểm các mẹ đau đầu với vấn đề con bị nóng bí do mặc bỉm, đổ mồ hôi nhiều hoặc dễ đổ bệnh, các tuyệt chiêu chống nóng sau sẽ giúp mẹ cùng con tận hưởng khoảnh khắc ngày hè sôi động.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thì mọi nhu cầu của bản thân đều phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Mùa hè là thời điểm cha mẹ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe của trẻ. Việc chăm sóc thích hợp, đặc biệt là vào những những lúc thời tiết quá nóng sẽ góp phần giúp trẻ thích nghi với thời tiết tốt hơn, ít bị bệnh hơn và phát triển thể chất tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý cho các bậc cha mẹ khi chăm sóc trẻ trong mùa nắng nóng.

Một số vấn đề thường gặp của trẻ khi vào hè

Khi vào mùa hè, thời tiết nóng bức dễ khiến trẻ gặp các vấn đề như:

  • Tiêu chảy
  • Ngộ độc thức ăn
  • Nhiễm siêu vi
  • Viêm não Nhật Bản
  • Viêm màng não
  • Bệnh tay chân miệng
  • Sốt xuất huyết

van de cua tre

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn dễ bị đồ mồ hôi, hăm và mệt mỏi. Thậm chí các bé còn chán ăn, quấy khóc hơn bình thường.

Tuyệt chiêu dành cho cha mẹ chăm sóc bé khi vào hè

1. Lựa chọn quần áo hợp lí

Mùa hè trẻ cần được mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Mũ thóp và bao tay, bao chân có thể đeo cho trẻ trong vài ngày đầu sau sinh. Sau đó mẹ nên tháo bỏ để trẻ dễ chịu hơn.

Lúc này, cơ thể bé cũng toát ra rất nhiều mồ hôi. Cha mẹ có thể dùng khăn xô mềm lau người. Sau đó thay quần áo mới cho trẻ.

2. Hạn chế dùng tã giấy gây bí bách

Không trẻ nào thích dùng tã giấy, chắc chắn là như vậy. Đặc biệt vào mùa hè, sử dụng tã giấy quá thường xuyên sẽ làm trẻ bí bách. Cơ thể bé sẽ khó chịu và rất dễ bị hăm tã. Tiêu chuẩn tã giấy tốt là không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn giúp bảo vệ làn da của bé luôn khô thoáng, không bị hăm tã vào mùa nóng.

van de cua tre

Khi thay tã, mẹ cũng hãy dùng khăn ướt lau sạch vùng mặc tã và để mông con tiếp xúc với không khí khoảng 5 phút trước khi mặc tã mới vào nhé. Nếu tình huống không quá bắt buộc, mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo bình thường hoặc tã vải. Đồng thời hãy lót một lớp ga chống thấm ở giường nhé!

3. Sử dụng điều hòa một cách thích hợp

Quạt máy nếu phả thẳng vào trẻ có thể làm trẻ cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Khi dùng quạt, cần để quạt tản gió khắp phòng và đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng ở ngang bụng.

Dùng điều hòa vào mùa hè thường tốt hơn so với quạt máy. Cha mẹ có thể kiểm soát được nhiệt độ phòng. Nhiệt độ thích hợp nhất là 26 – 28 độ C. Tuy nhiên nếu nhiệt độ phòng ban đầu trên 30 độ C, cha mẹ cần giảm từ từ để trẻ không bị sốc. Trong phòng có điều hòa không khí thường bị khô. Dùng một chiếc máy phun sương làm ẩm sẽ giúp trẻ sơ sinh dễ chịu hơn.

van de cua tre

4. Xịt chống muỗi và các loại côn trùng

Cha mẹ cũng nên chú ý giúp trẻ ngăn ngừa muỗi cắn. Có rất nhiều các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng da nghiêm trọng do muỗi bọ gây ra. Đồng thời, cho các bé thường xuyên rửa tay, thay quần áo. Nên giữ cho da khô và sạch sẽ để giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ. Hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

5. Không lạm dụng đồ lạnh

Trẻ em thích ăn hoa quả tươi để lạnh hoặc kem. Nhưng quá nhiều đồ ăn sống lạnh dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, kích thích dạ dày và ruột. Đó là gốc rễ dẫn tới các loại bệnh tiêu chảy mùa hè ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp trẻ tránh xa những thực phẩm sống lạnh này càng nhiều càng tốt.

6. Vệ sinh sạch sẽ giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm lau tắm cho bé ở những khe, nếp gấp của da, bộ phận sinh dục và toàn thân người cho bé để giảm hạ nhiệt mùa hè. Nếu nhiệt độ quá cao, mẹ hãy lặp lại hành động này cho bé sơ sinh nhiều lần.

Nếu tắm cho con thì nên pha nước ấm. Lí do là vì hệ miễn dịch và thân nhiệt bé sơ sinh con thấp. Thời gian tắm cho con không nên quá lâu, thông thường cha mẹ chỉ nên kéo dài 4 – 5 phút. Mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc còn ánh nắng mặt trời khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều.

7. Bổ sung nước cho cơ thể giải quyết vấn đề nóng bức của trẻ

Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên chọn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Lúc này người mẹ cũng cần uống nhiều nước và ăn thực phẩm làm mát sữa mẹ để đảm bảo trong thành phần sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng làm mát cơ thể bé.

Những em bé trên 6 tháng tuổi có thể uống được nước lạnh đun sôi, nước hoa quả giải nhiệt lành tính. Việc cha mẹ cho con uống nước thường xuyên cũng là cách giúp bé chống lại nắng nóng gay gắt.

Nguồn : bau.vn