Lợi ích và phương pháp đọc truyện tranh song ngữ cho bé

Đọc truyện tranh song ngữ cho trẻ có rất nhiều lợi ích. Ba mẹ cần lưu ý một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ đọc truyện hiệu quả nhất.

1. Lợi ích của việc đọc truyện tranh song ngữ cho bé

Theo các chuyên gia nghiên cứu, 3 tuổi là mốc thời gian bắt đầu sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Lúc này, các bé đã có thể nói rõ ràng hơn, lắng nghe một câu chuyện trong thời gian từ 10 – 15 phút.

truyện tranh song ngữ

Khi trẻ lớn hơn một chút, kể cả giai đoạn tiểu học, chúng có thể đọc thơ, kể chuyện,… Vì thế mà truyện tranh rất có sức thu hút với các bé và mang lại những lợi ích vô cùng lớn. Cụ thể:
Giúp trẻ giải trí, xa rời các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại,…

Chắc hẳn có không ít ba mẹ đang phải đau đầu vì không biết làm thế nào để trẻ “cai nghiện” ti vi, điện thoại,… Việc để trẻ xem quá nhiều không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, xương cổ mà còn khiến chúng kém tập trung, chậm phát triển trí não,…

Thay vào đó, các bậc cha mẹ hãy để trẻ tiếp cận với truyện tranh song ngữ sẽ rất có ích với con cái. Hình ảnh trong tranh rất sinh động sẽ thu hút và khiến chúng cảm thấy thích thú hơn. Có thể nói đây là phương pháp giải trí cực kì hữu hiệu cho con của bạn.

Giúp trẻ thông minh hơn

Được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của con trẻ. Không những chúng tập trung chú ý học hỏi ngôn ngữ thứ hai mà còn phát triển được khả năng diễn đạt ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ mạch lạc hơn. Đồng thời, kỹ năng phát âm của các bé cũng được sửa đổi hoàn thiện hơn.

Trong quá trình đọc sách, kỹ năng quan sát, so sánh đối chiếu của bé sẽ tăng cao hơn. Ngay cả kỹ năng giao tiếp xã hội và sự tự tin cũng giúp trẻ củng cố được hơn rất nhiều.
Các chuyên gia cho rằng, khi trẻ dưới 6 tuổi là giai đoạn “vàng” để học song ngữ. Nếu bỏ qua giai đoạn này, chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều mà hiệu quả cũng kém hơn khi còn nhỏ.

Giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú hơn

truyện tranh song ngữ

Trong bất kể quyển truyện tranh nào cũng thường có cuộc đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Các câu giao tiếp đều được sử dụng đa dạng về từ vựng và hoàn cảnh, lĩnh vực,… Khi đó, trẻ sẽ đồng thời tiếp thu từ vựng của cả hai ngôn ngữ rất hiệu quả.

Giúp trẻ biết cách sử dụng ngữ pháp khi nói

Đọc truyện tranh song ngữ không chỉ giúp bé giao tiếp tốt hơn mà các bé còn có khả năng sắp xếp ngôn ngữ, sử dụng ngữ pháp tốt hơn. Dần dần, ngay cả khi gặp những câu từ sử dụng ngữ pháp phức tạp hơn, trẻ cũng sẽ không nản ngược lại còn hứng thú tìm hiểu nội dung hơn nữa.

Giúp tranh thủ thời gian cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh

Khi đã tạo cho trẻ sự thích thú với truyện tranh song ngữ, chúng sẽ thường xuyên muốn được cầm, xờ và đọc quyển truyện đó. Ngay cả khi bé ngồi chơi, đang ăn, trước khi đi ngủ và thậm chí khi đi vệ sinh cũng muốn cầm theo truyện để đọc. Đây được xem như một hình thức “tắm” ngôn ngữ cho trẻ.

Cha mẹ hãy học ngay 9 mẹo dạy con để bé không bướng bỉnh

2. Phương pháp đọc truyện tranh song ngữ cho bé

Đối với các bé dưới 6 tuổi thường là chưa biết đọc chữ nên ba mẹ sẽ là người đọc truyện cho con nghe. Khi đọc truyện, ba mẹ cũng cần phải lưu ý những phương pháp dưới đây để trẻ thấy thích thú và tập trung lắng nghe nhất.

mẹ và bé

• Đọc lần đầu tiên cần liền mạch, tránh ngắt quãng khiến trẻ mất hứng thú.

• Đọc ở những lần tiếp theo cần kết hợp phân tích, trò chuyện cho trẻ khám phá được hết giá trị nội dung của quyển sách.

• Đọc tiếng Việt và đọc cả tiếng anh, xen kẽ hỏi đáp với trẻ về từ vựng, nhấn mạnh cách phát âm, ngữ điệu cho trẻ nhớ.

• Đọc truyền diễn cảm, trầm bổng theo tính cách nhân vật và tình huống trong câu chuyện. Nếu có thể, cha mẹ hãy cố gắng biểu đạt bằng các giọng nói khác nhau phù hợp với nhân vật tạo sự thích thú hơn cho con.

• Tư thế khi đọc sách cần thoải mái cho con trẻ, có thể ngồi vào lòng hoặc ngồi bên cạnh bố mẹ. Tuyệt đối không bắt con ngồi gò bò, khuôn phép sẽ khiến con nhanh chán và cảm thấy sợ đọc sách.

• Thường xuyên tương tác, trò chuyện với con về câu chuyện đã đọc vào thời gian rảnh trong ngày để con nhớ.

no-image

Tuy nhiên, trong quá trình đọc sách song ngữ cho con nghe, các bố mẹ cũng không nên quá nhấn mạnh vào cách phát âm của con nếu trẻ nói chưa sõi. Ba mẹ có thể nhắc hoặc đọc giúp con những từ khó để con không cảm thấy khó khan, dẫn đến chán sách rất nhanh.

Khi hỏi con những câu hỏi tương tác, ba mẹ hãy để con thoải mái suy nghĩ câu trả lời theo cách suy luận của con. Cha mẹ cũng đừng quên việc hỗ trợ cho con học hỏi tiếng Anh từ quyển truyện tranh song ngữ đó để giúp con học tiếng Anh tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ về lợi ích và phương pháp đọc truyện tranh song ngữ cho bé rất bổ ích, bau.vn hi vọng các ba mẹ có thể áp dụng trong việc dạy trẻ phát triển tốt nhất.

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: