Rau ngót được biết đến là loại rau ngon, tốt cho sức khỏe, chứa rất nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho, rau ngót còn có chứa một lượng đạm đáng kể (protid). Theo nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa: 5,3g đạm, 3,4g tinh bột, 169mg canxi, 2,7mg sắt, 64,5mg phốt pho, 6mcg carotin, 185mg vitamin C, 2,2g vitamin PP, 100mcg vitamin B1, 400mcg vitamin B2. Mặc dù vậy, các bà bầu đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ lại không nên ăn rau ngót. Vậy lý do là gì?
Theo kinh nghiệm dân gian bà bầu ăn rau ngót có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi.
Bà bầu ăn rau ngót có nguy cơ gây sảy thai
Mặc dù, hiện tại vẫn chưa có kết luận khoa học cho đến bây giờ vẫn chưa có kết luận khoa học nào minh chứng cho việc ăn rau ngót có khả năng gây ra nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vì, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin khá cao, đây được biết đến là chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt. Vì vậy nó không tốt cho phụ nữ mang thai.
Thông thường các mẹ sau sinh, thường được khuyến cáo uống nước rau ngót sống, ăn canh rau ngót để tránh được tình trạng sót rau, nhanh sạch sản dịch…
Bà bầu ăn rau ngót có thể là nguyên nhân gây cản trở sự hấp thu canxi và phốt pho
Hợp chất glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, hợp chất này có thể là yếu tố gây cản trở quá trình hấp thụ canxi hoặc phốt pho có trong chính thành phần dinh dưỡng của rau ngót hoặc những thực phẩm khác ăn kèm vào cơ thể.
Sử dụng nhiều rau ngót có nguy cơ gây mất ngủ
Ngoài những ảnh hưởng không tốt kể trên rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Vì vậy bà bầu không nên và hạn chế ăn rau ngót.
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót nhưng những tuần cuối thai kỳ có thể ăn rau ngót. Các mẹ mỗi lần ăn nên ăn với số lượng ít và lựa chọn rau có nguồn gốc đảm bảo.
Nguồn : bau.vn