Mách mẹ những mẹo cần xử lý ngay khi trẻ bị hăm cổ

Trẻ bị hăm cổ là tình trạng bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn sơ sinh. Mặc dù trẻ bị hăm cổ nổi mụn thường không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị, mẹo xử lý đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng viêm da, loét da khiến bé khó chịu.

Bên cạnh hăm tã thì hăm cổ cũng là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở các trẻ nhỏ. Vậy, nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm cổ, cách xử lý ra sao? Cùng bau.vn đi tìm hiểu các mẹo xử lý vô cùng hiệu quả khi trẻ bị hăm cổ nhé!

Nguyên nhân xảy ra tình trạng hăm cổ ở trẻ?

Cổ được xem là một trong những vùng da dễ bị hăm nhất trên cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện kịp thời, chăm sóc, giữ vệ sinh đúng cách ở những vùng da có nhiều nếp gấp sẽ dẫn đến tình trạng hăm, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và thậm chí là đau rát cho bé.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ:

  • Vệ sinh chưa đúng cách: Bố mẹ không chú ý lau và vệ sinh vùng cổ sau khi bú sữa nên bị đọng sữa ở khu vực này;
  • Mồ hôi: Trời nóng, vùng cổ của bé bị đổ  mồ hôi nhiều nhưng lại không được vệ sinh sạch sẽ, không được lau khô.
  • Lạm dụng phấn rôm: Bố mẹ dùng quá nhiều phấn rôm khiến da tại khu vực cổ của bé gặp phải tình trạng bít tắc lỗ chân lông dẫn đến hăm.
  • Nấm: Nguyên nhân do nấm ở da cổ;
  • Quần áo không phù hợp: Quần áo, khăn quấn cổ của trẻ chật hoặc không được vệ sinh đúng cách gây ra những cọ xát với bề mặt da khiến trẻ bị hăm cổ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm cổ

Đặc điểm có thể quan sát được ở vết hăm cổ đó là bề mặt thường bằng phẳng, màu sắc vết hăm đỏ nhẹ, có thể có triệu chứng trẻ bị hăm cổ nổi mụn…Bên cạnh đó, do trẻ sơ sinh sở hữu làn da mỏng, và vô cùng nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng với những tác nhân ở môi trường xung quanh gây nên tình trạng hăm da, dị ứng và thậm chí là viêm loét da.

Các mẹo cần xử lý khi trẻ bị hăm cổ

1.Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng cổ cho bé

Thường xuyên vệ sinh vùng da cổ để loại bỏ bụi bẩn, sữa, nước dãi, mồ hôi sẽ giúp cải thiện tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh sau vài ngày. Sau khi lau rửa vùng cổ với nước ấm 2 lần/ngày, mẹ nên dùng khăn khô thấm nhẹ nhàng lượng nước dư thừa tại vùng da này.

Lưu ý, không lau mạnh hoặc cọ xát quá nhiều trên da trẻ vì có thể gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng hăm càng nghiêm trọng hơn.

2.Cho bé tắm lá dân gian- Mẹo xử lý trẻ bị hăm cổ

Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ “truyền tai” qua nhiều đời. Một số loại lá như: lá trầu không, lá búp ổi non, lá khổ qua, lá chè xanh, lá khế, lá dâu tằm… Đây là bài thuốc dân gian lựa chọn được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng. Các loại lá này tốt cho làn da bé, có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, kháng sinh, làm dịu, làm mát cho làn da bé.

meo xu ly tre ham co

Mẹ có thể cho lá vào nồi nước nấu sôi, sau đó để nguội và pha loãng thêm nước lạnh. Tắm bằng nước lá xong, mẹ có thể tắm lại cho trẻ bằng nước ấm sạch một lần nữa. Lưu ý, những trường hợp vết hăm cổ bị lở, bong tróc, mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách tắm nước lá.

meo xu ly tre ham co

Ngoài cách nấu nước lá tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể giã nát lá trầu không hoặc trà xanh để lấy nước thoa trực tiếp lên các vết hăm đỏ của trẻ. Cách này chỉ định riêng cho các vết hăm “cứng đầu” và không nên dùng quá nhiều lần đầu mẹ nhé! Tuy nhiên, da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nên bố mẹ cần lưu ý tìm hiểu rõ nguồn gốc của lá, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ những loại lá trước khi sơ chế để tắm cho bé.

3.Chọn quần áo phù hợp, vui chơi sinh hoạt ở chỗ thoáng mát

Bố mẹ không nên mặc quần áo quá chật; không nên quấn khăn quá nhiều hoặc quá chật vì thân nhiệt của bé cao có thể dẫn đến tình trạng bí bách, đổ mồ hôi, gây mất vệ sinh và hăm cổ. Nên chọn chất liệu với loại vải nhẹ, thấm hút tốt và thoáng khí như cotton.

meo xu ly tre ham co

Ngoài ra, khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé cũng nên lưu ý. Không nên chọn loại bột giặt có hương liệu mạnh, nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé. Chú ý cho trẻ sinh hoạt, vui chơi vừa phải, ở những khu vực thoáng mát. Tránh để bé hoạt động mạnh, trong môi trường nắng nóng để hạn chế việc ra mồ hôi ở cổ.

4. Dùng kem chống hăm-Mẹo xử lý trẻ bị hăm cổ

Ngoài ra, dùng kem đặc trị hăm là một trong những cách đơn giản để thoát khỏi các vết hằn đỏ “đáng ghét”.Mẹ có thể dễ dàng tìm mua các loại kem này tại hiệu thuốc, hoặc các cửa hàng chăm sóc mẹ và bé theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.

Cách sử dụng kem chống hăm khá đơn giản. Mẹ chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên da bé sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Lưu ý, chỉ bôi một lớp kem thật mỏng. Bôi dày quá không khéo “tham thì thâm”, mẹ nhé! Vì làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên mẹ chỉ nên chọn các loại kem có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, mẹ cũng nên xem kỹ thành phần để chắc chắn không có hóa chất gây hại cho bé cưng.

Nguồn : bau.vn