Mẹ bầu đau bụng dưới bên trái – giải đáp nguyên nhân và cách khắc phục

Khi mang thai mẹ bầu thường gặp một tình trạng đó là đau bụng dưới bên trái, nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này và liệu có gây nguy hiểm gì?

Khi mang thai mẹ gặp rất nhiều biến đổi trong cơ thể. Trong số đó đau bụng là một hiện tượng phổ biến thường gặp. Mẹ bầu đau bụng dưới bên trái là một trong số những tình trạng cần lưu ý. Nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm liên quan đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Loạt nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng dưới bên trái

1. Do những tác động của thai nhi

Khi mới mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi ở buồng tử cung khiến mẹ dễ đau bụng. Đây có thể là một trong số những nguyên nhân gây đau bụng của mẹ bầu. Cơn đau thường râm ran khó chịu hoặc hơi nhói. Điều này không có gì nguy hiểm và sẽ hết trong thời gian ngắn.

me bau dau bung duoi ben trai

Thai nhi đạp cũng là một nguyên nhân khiến mẹ đau bụng. Tùy theo thời gian phát triển mà những cú đạp sẽ mạnh hơn. Dần dần mẹ sẽ cảm thấy nhói và đau dưới hơn. Nhưng cũng như trên, hiện tượng này không đáng lo ngại.

Đến tam cá nguyệt cuối, thai nhi trong bụng thường phát triển lớn hơn. Khi đó mẹ sẽ dễ bị chuột rút ở vùng bụng dưới bên trái hoặc bên phải. Nó đặc biệt xuất hiện khi tử cung mở rộng. Khi mẹ ho, hắt xì thì sẽ kèm theo các cơn đau.

2. Do những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu gây đau bụng dưới bên trái

  • Đau dây chằng tròn: Dây chằng tròn là loại dây ở vị trí vùng háng. Nó giúp tử cung trong thời kỳ mang thai bởi có khả năng phát triển. Khi vào tam cá nguyệt thứ hai thì hiện tượng đau bụng càng rõ hơn. Tuy nhiên hiện tượng này thường đau cả hai bên bụng nên mẹ có thể lưu ý để phát hiện kịp thời.
  • Tử cung nghiêng về bên phải: Khi tử cung nghiêng phải thì dây chằng trái bị kéo căng gây đau bụng.
  • Do chuyển dạ giả: Hiện tượng này còn gọi là các cơn gò sinh lý Braxton hicks. Nó thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ khiến mẹ đau bụng.

3. Do một số bệnh lý thường gặp

Dịch vị dạ dày, đau bụng tá tràng và táo bón khi mang thai cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Những căn bệnh này đều tập trung đau vào vùng bụng dưới bên trái. Chính vì thế mẹ cần đặc biệt lưu ý và chữa trị.

me bau dau bung duoi ben trai

Một nguyên nhân khác mà mẹ có thể gặp đó là do viêm tuyến tụy. Khi viêm tuyến tụy mẹ thường bị đau bụng vùng giữa hoặc bên trái. Viêm tuyến tụy dễ xảy ra khi bạn nạp nhiều đồ có chất béo vào cơ thể.

4. Mẹ bầu đau bụng dưới bên trái do bệnh sản khoa

Thông thường đau bụng dưới bên trái không gây nhiều nguy hiểm với mẹ bầu. Tuy nhiên nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh thai kỳ, sản khoa thì mẹ cần đặc biệt lưu ý. Một số nguyên nhân nguy hiểm mẹ cần biết:

  • Nang buồng trứng: U nang buồng trứng dễ gây đau bụng dữ dội vùng dưới bên trái. Nếu không điều trị có thể khiến vỡ nang hoặc xoắn nang gây nguy hiểm.
  • Mang thai ngoài tử cung: Các cơn đau thắt trái có khả năng là do mang thai ngoài từ cung.
  • Bong nhau thai: Khi nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm sẽ gây bong nhau thai khiến mẹ đau co thắt dữ dội ở tử cung kèm chảy máu âm đạo.
  • Tiền sản giật: Đau bụng trái là biểu hiện rõ nét nhất khi bị tiền sản giật.
  • Sảy thai: Đây cũng là một trong số nguyên nhân nguy hiểm gây đau bụng trái. Đi kèm đó là những cơn đau hai bên dạ dày và chảy máu âm đạo nhiều.

Mẹ bầu đau bụng dưới bên trái – xử trí như thế nào cho đúng?

Thông thường đau bụng dưới bên trái sẽ đến theo cơn và qua đi nhanh chóng. Tuy nhiên nếu mẹ gặp các cơn đau dữ dội kéo dài thì nên đến bác sĩ để thăm khám và được chữa trị kịp thời.

me bau dau bung duoi ben trai

Một số biện pháp giảm đau mẹ nên áp dụng tại nhà đó là nằm hoặc ngồi nghỉ, để tinh thần thoải mái cho cơn đau xuôi dần. Mẹ có thể chườm ấm vào vùng dưới bên trái để giảm bớt các cơn đau. Khi mẹ liên tục bị đau trong thời gian dài hãy tắm nước nóng để tình trạng thuyên giảm. Ngoài ra nằm nghiêng phải và gác chân cao sẽ giúp mẹ thoải mái và hạn chế bị đau bụng hơn.

Khi bị đau bụng dưới bên trái mẹ không nên quá lo lắng. Hãy ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Kết hợp với đó là những bài tập luyện hoặc đi bộ nhẹ nhàng trong những tháng cuối thai kỳ để thai nhi phát triển tốt hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.