Mẹ cho con bú tư thế này chẳng những an toàn cho bé mà sữa lại về “dạt dào”

Sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng chính là nguồn sống cho bé ngay từ những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn lúng túng chẳng biết tư thế nào cho con bú đúng cách để bé nhận được nhiều sữa nhất! Nhưng yên tâm mẹ ơi, Bầu xin giới thiệu cụ thể tới mẹ 3 tứ thế cho con bú để sữa mẹ về dạt dào

Tư thế ngồi

Đây là tư thế phổ biến khi cho con bú. Để bé và mẹ cùng thoải mái nhất, mẹ nên chọn chỗ ngồi trên ghế có phần tựa tay hoặc trên giường có đệm, gối đỡ xung quanh.

Tư thế ngồi khi cho bé bú là tư thế phổ biến 

Cách cho bé bú:

– Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.

– Dùng tay cùng bên ngực cho bú để đỡ đầu – thân bé, tay còn lại có thể giúp bé bú.

– Mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế đối diện để tránh bị ngả về phía trước và cho bé bú thuận tiện.

Tư thế nằm nghiêng

Tư thế cho bé bú này phù hợp với mẹ sinh mổ hoặc ca sinh khó, còn đau nhiều. Bé bú nằm cũng thuận tiện khi mẹ cho bú vào buổi đêm. Ở tư thế nằm, mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược.

Tư thế nằm nghiêng thuận tiện cho bé bú vào buổi đêm

Cách cho bé bú

– Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.

– Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ. Chú ý kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng, không bị cong vẹo hoặc gập người.

– Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.

Tư thế ôm

Tư thế cho bé bú ôm bóng là một vị trí tốt cho cặp song sinh. Mẹ có thể cho các bé ăn đồng thời cùng lúc. Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.

Cách cho bé bú:

– Đặt bé ở bên hông của mẹ, hai chân bé ở phía sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.

– Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.

– Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con và ngược lại.

– Nhẹ nhàng đưa miệng bé ngậm bắt vú mẹ.

Đối với bé sinh đôi

Tư thế cho bé bú sinh đôi mẹ cho bú như sau:

Đặt 2 bé song song hai bên hông của mẹ, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.

Để tránh mỏi tay và nâng đỡ người bé, mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U lót ở dưới. Nhưng không được đặt bé tựa hoàn toàn xuống gối vì bé sẽ không bú sữa được.

Lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục bé còn lại. Thay đổi vị trí qua lại cho 2 bé để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.

Khi bú đúng tư thế, cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, bé bú ngoan, mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt sữa của con. Hy vọng, Bầu đã giúp các mẹ thật nhiều thông tin trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mình.

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?