Mẹ mắc 4 sai lầm khi cho con bú làm giảm sức đề kháng của bé

Sữa mẹ rất quý giá với trẻ nhỏ, nhưng mẹ nên tránh xa những thói quen sai lầm dưới đây để bảo vệ bé yêu của mình.

Thời gian cho bú quá lâu

Một trong những sai lầm khi cho trẻ bú là mẹ cho con bú trong thời gian quá lâu. Nguyên nhân là khi mẹ cho bé bú trong thời gian quá lâu sẽ khiến bé dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên nôn trớ… Chính vì vậy, thay vì mẹ cho bé bú trong thời gian lâu thì hãy cho bé bú nhiều lần trong ngày. Việc này sẽ giúp cho bé không bị nôn trớ, không bị sặc sữa, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

cho con bu

Cho con bú khi mẹ đang tức giận

Nhiều bà mẹ không biết rằng việc cho con bú trong lúc tức giận sẽ vô cùng hại cho sức khỏe của bé. Nguyên nhân khi cơ thể mẹ tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn noradrenalin và adrenaline.

Khi 2 loại hooc-môn này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, nhịp tim của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng sữa khiến cho hệ miễn dịch, trong sữa suy giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy, trong thời gian cho bé bú, mẹ nên hạn chế tối đa việc tức giận, nếu có tức giận thì không nên cho con bú ngay lập tức nhé.

Bỏ qua phần sữa non quý giá

Phần sữa non là phần sữa tiết ra trong tuần đầu sau sinh, thường có màu vàng sậm và rất giàu protein tốt cho sức đề kháng của bạn. Bên cạnh đó, trong sữa non còn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bé chống lại bệnh tật. Nhiều bà mẹ thường vắt bỏ phần sữa non là cực kỳ phí phạm.

cho con bu

Cho bú ngay sau khi vừa tập thể dục

Một trong những sai lầm khi cho trẻ bú là cho bé bú sau khi mẹ vừa tập thể dục, hoặc lao động mệt mỏi. Nguyên nhân là sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh a-xít lactic, gây vị chua trong sữa và làm ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ. Chính vì vậy, sau khi vừa làm việc hoặc vừa vận động xong, mẹ nên vắt ra một ít sữa, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút để lượng a-xít lactic giảm rồi mới cho bé bú.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.