Mẹ phải học ngay 6 bí quyết chăm sóc “vùng kín” khỏe mạnh suốt thai kỳ nhé

Chăm sóc vùng kín khi mang thai là cực kỳ quan trọng nhưng đôi khi mẹ bầu chủ quan, ngại ngùng chia sẻ vấn đề này với người khác. Vậy để Bầu mách mẹ nhé.

Âm đạo là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống sinh lý của người phụ nữ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản của mẹ. Bộ phận này cũng vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy việc chăm sóc “vùng kín” khỏe mạnh cũng là cách gián tiếp giúp thai kỳ phát triển tốt nhất.

Khi mang thai, tiết dịch âm đạo thường xuất hiện nhiều hơn, vì vậy mẹ càng phải chăm sóc cẩn thận hơn nữa. Dưới đây là 6 lời khuyên “vàng” cho vùng âm đạo luôn khỏe mạnh suốt 9 tháng mang thai.

1. Luôn vệ sinh thận trọng, sạch sẽ

Một nguyên tắc bắt buộc trong việc chăm sóc vùng kín khi mang thai đó là thường xuyên rửa sạch cảm môi âm hộ và âm đạo để hạn chế vi khuẩn tích tụ và tránh nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, khu vực này có tính axit tự nhiên cao, đồng thời chứa những vi khuẩn hữu ích giúp duy trì mức độ Ph bình thường nên mẹ không được tự ý thụt rửa quá sâu vào bên trọng. Để vệ sinh “vùng kín”, mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và nước sạch.

Mẹ phải học ngay 6 bí quyết chăm sóc "vùng kín" khỏe mạnh suốt thai kỳ nhé - ảnh 1

Một nguyên tắc bắt buộc trong việc chăm sóc vùng kín khi mang thai đó là thường xuyên rửa sạch cảm môi âm hộ và âm đạo để hạn chế vi khuẩn tích tụ và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

2. Chọn nước rửa phù hợp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa dành cho việc vệ sinh vùng kín phụ nữ và loại nào cũng được quảng cáo là có công dụng làm sạch vùng âm đạo, tránh nhiễm trùng… Tuy nhiên điều quan trọng là các mẹ cần đọc kỹ nhãn mác, một số sản phẩm có thành phần chứa những chất không có lợi cho mẹ bầu.
“Trong loại nước rửa nên có thành phần là axit lactic để cân bằng độ pH ở khu vực này.”, tiến sĩ Kaustubh D. Kulkarni, giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh sản Siddhi nói.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tự chế nước rửa bằng cách dùng nước sôi để nguội pha thêm một chút muối sạch hoặc baking soda. Khi rửa, chị em cũng cần chú ý làm sạch từ trước và sau và tuyệt đối không nên làm ngược lại để tránh nguy cơ lây bệnh, nhiễm trùng cho vùng kín.

3. Vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp

Mang bầu không có nghĩa là mẹ phải “nói không” với chuyện ấy. Chắc chắn vợ chồng bạn vẫn có những đêm thăng hoa nhưng cần nhớ là sau đó phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tích tụ, làm tăng nguy cơ nhiễm trừng hoặc các triệu chứng khác như đau rát, ngứa ngáy.
Mẹ bầu cũng cần lưu ý chọn những vị trí yêu thoải mái, tránh gây áp lực lên bụng bầu và ngực.

4. Một chế độ ăn uống cân bằng

Mẹ có biết rằng những gì mẹ bổ sung vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe âm đạo không? Ví dụ nếu mẹ nạp vào cơ thể những thực phẩm có mùi như cà phê, bia hoắc những thực phẩm có tính axit thì vùng kín sau đó cũng có mùi như thế. Còn những gia vị, thực phẩm có vị chua thì cũng có thể làm xáo trộn sự cân bằng pH trong âm đạo.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai | Vinmec
Những gì mẹ bầu ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe âm đạo.
Vì vậy việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là vô cùng quan trọng khô ng chỉ với thai nhi mà còn với cả vùng kín. Lời khuyên trong việc ăn uống tốt cho vùng kín là nên uống nhiều nước và bổ sung hoa quả tươi.

5. Mặc đồ thoải mái

Mẹ phải học ngay 6 bí quyết chăm sóc "vùng kín" khỏe mạnh suốt thai kỳ nhé - ảnh 3
Mẹ cầu cần lưu ý trong việc chọn chất liệu đồ lót để vùng kín khỏe mạnh
Tất cả những loại đồ lót mà các nhà sản xuất thiết kế ra lấy tiêu chí sexy lên hàng đầu nhưng với mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến yếu tố thoái mái, rộng rãi. Mẹ nên chọn loại quần chip dành riêng cho mẹ bầu, được thiết kế bằng cotton mềm, thấm hút tốt.
Mẹ cũng cần lưu ý thay đồ lót sau khi tập thể dục hoặc khi mẹ bị đồ hồ hôi quá nhiều. Để vùng kín ẩm ướt có thể là khu vực lý tưởng cho bệnh nhiễm trùng nấm men sinh sôi.

6. Khám phụ khoa thường xuyên

Mặc dù đây là việc làm tự nguyện nhưng mẹ bầu nên tạo thành thói quen cả khi bầu bí và sau sinh nở. Việc này sẽ rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe âm đạo của mẹ ổn định trong suốt thai kỳ và đến ngày sinh nở.

 

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng