Mẹ sau sinh tử cung không co lại phải làm thế nào?

Khi sinh em bé, tử cung của mẹ sẽ bị giãn ra nhưng sau khi sinh 1-2 ngày thì bắt đầu co lại. Tuy nhiên, có không ít trường hợp các mẹ gặp phải tình trạng tử cung không co lại sau sinh. Nếu gặp vấn đề này mà mẹ không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?

Trong thời kỳ mang thai, tử cung và các cơ sẽ được kéo giãn để nâng đỡ thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, các lớp niêm mạc, cơ, thân, cổ tử cung sẽ bắt đầu co lại sau khi mẹ sinh con. Theo bác sĩ, mẹ sau sinh 1-2 ngày, tử cung sẽ co lại giống với kích thước mang thai như tuần 18. Trong những ngày tiếp theo, kích thước tử cung sẽ tiếp tục giảm dần. Nhưng cũng có trường hợp tử cung không co lại sau sinh, hoặc co lại chậm.

tu cung khong co lai

Trong quá trình tử cung co lại, bạn có thể gặp phải tình trạng đau bụng nhẹ trong vài tuần. Nếu không có điều gì xảy ra bất thường thì khoảng 6-8 tuần sau sinh, tử cung có thể trở về với kích thước và hình dạng như ban đầu.

Tuy nhiên, thời gian để tử cung co hồi lại còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và cách chăm sóc sản phụ sau sinh. Với người mẹ sinh thường thì tốc độ co tử cung sẽ nhanh hơn đối với mẹ sinh qua đường mổ, bởi trong quá trình sinh mổ sẽ để lại sẹo. Bên cạnh đó, những mẹ sinh con lần đầu thì tử cung sẽ phục hồi nhanh hơn những người sinh con thứ.

Làm thế nào khi tử cung không co lại sau sinh?

Tử cung không co lại sau sinh hay co chậm sẽ dẫn một số hậu quả nghiêm trọng như viêm cổ tử cung, sa tử cung và làm ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo… Do đó, để giúp tử cung của mẹ co lại nhanh chóng, an toàn và hiệu quả thì mẹ có thể thực hiện những cách dưới đây:

  • Bạn nên nằm sấp và kê gối dưới hông. Điều này giúp cho các cơ quan trong vùng chậu trở lại bình thường.
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng màng tử cung bằng cách đặt 1 bàn tay trên phần bụng dưới và liên tục xoa bóp theo vòng tròn. Điều này giúp kích thích tử cung nhanh chóng hồi phục.
  • Vận động nhẹ nhàng để làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Vì thể chất ở trạng thái tốt nhất thì tử cung mới có thể hồi phục nhanh chóng và thải sản dịch tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các hoạt động mạnh, đặc biệt là mang vác vật nặng ít nhất 1 tháng sau sinh để tránh sa tử cung.
  • Nên đi tiểu khi có nhu cầu, không được nhịn tiểu vì có thể khiến bạn bị sưng bàng quang, bí tiểu, cản trở quá trình co hồi tử cung.
  • Bạn nên cho con bú bằng sữa mẹ để kích thích núm ti giúp dạ con co lại nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể massage thường xuyên núm ti.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để không bị viêm nhiễm. Bạn nên vệ sinh bằng nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội.

Ngoài các phương pháp trên, mẹ sau sinh con cũng nên thiết lập một chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, kết hợp với các thực phẩm có chứa các chất giúp co hồi tử cung nhanh chóng. Những món ăn này có thể bao gồm canh rau ngót thịt bằm, gà xào nghệ tươi, thịt heo kho nghệ…

Những biến chứng khi tử cung không co lại sau sinh

Tình trạng tử cung không co lại sau sinh là một vấn đề nguy hiểm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến băng huyết đe dọa đến tính mạng người mẹ. Bởi vì sau khi sinh, cơ tử cung thường thắt chặt và co lại để bong rau. Sự co hồi này giúp siết chặt các mạch máu gắn với các bánh rau và giúp ngăn ngừa chảy máu. Nếu cơ tử cung không co đủ mạnh, máu vẫn tiếp tục chảy tự do dẫn đến băng huyết, mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng sản phụ phục hồi tốt là hoàn toàn có thể.

tu cung khong co lai

Mẹ cần đến bệnh viện nhanh chóng nếu thấy những dấu hiệu tử cung không co lại sau sinh như đau bụng rất dữ dội, xuất huyết âm đạo trầm trọng, hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, không sờ được khối cứng chắc ở vùng bụng…

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp cho các mẹ có thêm nhiều kiến thức để vận dụng nhằm chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và hạn chế những biến chứng sau khi sinh.

Nguồn : bau.vn

  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Trầm cảm sau sinh không chỉ là nỗi buồn – mà là lời kêu cứu thầm lặng cần được ôm lấy

    Trầm cảm sau sinh không chỉ là nỗi buồn – mà là lời kêu cứu thầm lặng cần được ôm lấy

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10–15% phụ nữ sau sinh có thể trải qua trầm cảm, với các biểu hiện như: buồn bã kéo dài, mất hứng thú, lo âu cực độ, mất ngủ, và trong một số trường hợp nặng – có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé.Nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn quá trình gắn bó giữa mẹ và con, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cảm xúc, nhận thức và an toàn của đứa trẻ.