Mẹo chữa viêm mũi thai kỳ hiệu quả và an toàn cho bà bầu

Viêm mũi thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nếu không chữa trị dứt điểm sẽ khiến cơ thể mẹ bị suy nhược, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn đang tìm mẹo chữa viêm mũi thai kỳ an toàn và hiệu quả ngay tại nhà thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc có thể tác động không tốt tới thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những mẹo chữa viêm mũi thai kỳ đơn giản tại nhà.

Massage và bấm huyệt xung quanh mũi

meo chua viem mui thai ky

Đây là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu được áp dụng phổ biến tại nhà vì có thể giúp tình trạng ngạt mũi thuyên giảm nhanh chóng.

Cách thực hiện

Bước 1: Massage

  • Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm. Sau đói đặt đầu ngón tay trỏ và giữa áp vào cánh mũi.
  • Xoa nhẹ nhàng 20 vòng ngược chiều kim đồng hồ và làm ngược lại.

Bước 2: Bấm huyệt

  • Sau khi massage xong, dùng 2 đầu ngón tay trỏ ấn giữ vào huyệt nghinh hương.
  • Giữ nguyên tư thế trong 2 phút.

Lưu ý: Khi thực hiện bấm huyệt, nên dùng phần thịt dày nhất trên đầu ngón tay ấn xuống bằng lực và giữ nguyên lực trong 2 phút.

Xông hơi cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng

meo chua viem mui thai ky

Xông hơi đem lại hiệu quả rất tốt bởi hơi nóng giúp tăng tuần hoàn máu ở niêm mạc mũi, làm giảm tình trạng phù nề, xung huyết, trị ngạt mũi cho bà bầu. Thông thường các mẹ bầu thường xông hơi bằng thảo dược hoặc tinh dầu. Trong đó, các loại thảo dược được sử dụng có thể kể đến như lá bạc hà, lá tía tô, lá trầu không,…

Để việc chữa trị đạt hiệu quả, mẹ bầu nên thực hiện xông hơi đều đặn hàng ngày từ 10 – 15 phút và xông trước khi đi ngủ để giúp khai thông đường thở. Từ đó chất lượng giấc ngủ được cải thiện, mẹ bầu ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Kê cao gối khi ngủ

meo chua viem mui thai ky

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng thường xuyên có triệu chứng chảy nước mũi. Việc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp nước mũi không bị chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, làm tình trạng bệnh càng nặng hơn. Mẹ bầu hãy kê gối cao 1 góc 15 độ để tạo độ dốc thích hợp cho nước mũi chảy ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng, dễ chịu.

Máy phun sương tạo độ ẩm

Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm để đưa độ vào không khí, giúp làm dịu cơn ngứa rát mũi. Mẹ bầu có thể đặt máy phun sương trong phòng khi ngủ để cải thiện tình trạng ngạt mũi, giúp mẹ ngủ ngon hơn.

Lưu ý: Khi sử dụng máy phun sương, cần làm sạch bộ phận làm ẩm và thay nước thường xuyên để ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Mẹo chữa viêm mũi thai kỳ theo phương pháp dân gian

Ngửi củ hành tây

meo chua viem mui thai ky

Ngửi củ hành tây là cách chữa viêm mũi dị ứng đơn giản mà lại rất hiệu nghiệm. Củ hành tây có chứa nhiều thành phần giúp trị nghẹt mũi, hắt hơi và quan trọng là các thành phần ấy an toàn cho mẹ lẫn thai nhi.

Chuẩn bị: một cụ hành tây tươi

Cách thực hiện:

  • Lột vỏ sau đó cắt bỏ 2 đầu củ hành tây, chỉ lấy phần trắng.
  • Cắt củ hành tây thành nhiều khía theo chiều dọc rồi gói lại bằng khăn mỏng.
  • Đưa gói hành tây để dưới lỗ mũi và ngửi để hết nghẹt mũi.

Gừng tươi

Nhờ đặc tính chống viêm tự nhiên hiệu quả mà gừng tươi được sử dụng rất phổ biến để chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Khi bị bệnh, bà bầu thường pha trà gừng để uống.

Chuẩn bị: một vài củ gừng tươi nguyên vỏ, tách nhánh và rửa thật sạch

Cách thực hiện:

  • Ngâm gừng tươi đã rửa sạch vào nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn.
  • Tiếp đó vớt gừng ra để ráo nước rồi thái từng lát mỏng.
  • Cho vài lát gừng vào một cốc nước sôi.
  • Thêm đường vào rồi khuấy đều lên.
  • Uống nước gừng tươi để trị viêm mũi dị ứng.

Tỏi

Tỏi được biết đến là một loại thảo dược có công dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt. Bởi các thành phần trong tỏi như glucogen, aliin, fitonxit có tính sát trùng cao, từ đó giúp chống lại quá trình viêm nhiễm.

Cách 1: Cho mẹ bầu ăn trực tiếp tỏi sống hoặc bổ sung tỏi cùng các món ăn khác trong bữa ăn.

Cách 2: Tỏi mật ong

meo chua viem mui thai ky

  • Tỏi được bóc vỏ, ép lấy nước sau đó đem hòa cùng mật ong theo tỉ lệ 1:2.
  • Lấy bông gòn thấm dung dịch. Đặt vào hai lỗi mũi trong 10 phút
  • Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày

Cách 3: Rượu tỏi

  • Thái lát 200g tỏi đã bóc vỏ rồi ngâm với 300ml rượu 45 độ trong hai tuần
  • Uống ngày 2 lần hoặc dùng để nhỏ mũi giúp sát khuẩn, khai thông đường thở, giảm nghẹt mũi.

Ăn cháo thịt bò

Ăn cháo thịt bò là cách giúp mẹ bầu giảm hiện tượng chảy nước mũi. Đồng thời làm thông mũi, giảm viêm khi ăn nóng.

Chuẩn bị: 100g thịt bò tươi, 1/2 bát con gạo tẻ, gia vị, rau thơm

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thịt bò rồi xay nhuyễn.
  • Vo qua gạo tẻ với nước rồi cho vào nồi.
  • Thêm nước vừa đủ và cho thịt bò vào nấu thành cháo loãng.
  • Khi món cháo thịt bò sắp được, nêm nếm gia vị và cho rau thơm vào.
  • Cho cháo thịt bò ra bát và thưởng thức.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.