Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết có thể chữa bệnh cho trẻ, phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, sữa mẹ có công dụng rất lớn trong việc trị hăm. Hãy cùng tham khảo những cách dưới đây nhé!
Sữa mẹ có thành phần nào trị hăm?
Bên cạnh việc là nguồn dinh dưỡng cho trẻ thì sữa mẹ cũng mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác như: làm đẹp, giảm đau, chữa bệnh nhiễm trùng… Và đặc biệt là trị hăm da- một chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Sở dĩ trị hăm bằng sữa mẹ có hiệu quả là do trong thành phần của sữa mẹ cũng chứa rất nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch da. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ chỉ cần thoa một chút sữa mẹ lên vùng da bị hăm thì ngay lập tức 2 cơ chế chống hăm sẽ được kích hoạt. Đó là bảo vệ sự tấn công của vi khuẩn và tăng sức đề kháng cho da.
Cách trị hăm bằng sữa mẹ
Phương pháp trị hăm bằng sữa mẹ có tác dụng ở nhiều vùng da. Tuy nhiên, có mẹ nên ưu tiên sử dụng ở các vùng da nhỏ như hăm bẹn, mông hoặc cổ bé.
Nguyên liệu
Chuẩn bị 10ml sữa mẹ (sữa trong) và nước ấm.
Cách làm
Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm bằng cách lấy khăn lau bằng nước ấm. Sau đó, dùng 1 chiếc khăn khác để lau cho vùng da được khô thoáng.
Bước 2: Nhỏ vài giọt lên vùng da bị hăm, dùng tay thoa đều và massage nhẹ nhàng từ 3-5 phút.
Bước 3: Để sữa khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước và mặc quần cho trẻ.
Bạn nên thực hiện từ 1-2 lần/ngày.
Các lưu ý khi sử dụng biện pháp này
Để đạt hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng sữa non. Đây là một loại sữa mẹ đặc biệt chỉ xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, loại sữa này chứa đầy đủ các dưỡng chất cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hoà miễn dịch nên có công dụng vô cùng hữu hiệu trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng làn da của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu không có sữa non, bạn có thể sử dụng sữa đầu (sữa trong). Nguyên nhân là do phần sữa cuối có chứa chất béo, nên khi thoa lên da bé có thể làm bít lỗ chân lông trên da khiến tình trạng hăm nghiêm trọng hơn.
Làm sạch dùng da bị hăm trước khi bôi sữa mẹ. Bước này sẽ giúp loại bỏ hết các chất bẩn còn tích tụ trên da bé, giúp da sạch thẩm thấu các dưỡng chất trị hăm có trong sữa mẹ nhanh hơn.
Nếu như sử dụng phương pháp này không đạt hiệu quả, tình trạng hăm tệ hơn, bạn nên xem xét trị hăm bằng thuốc hoặc đến các cơ sở y tế để điều trị cho bé.
Nguồn : bau.vn
Tags: Trẻ bị hăm