Một số phong tục cưới hỏi độc đáo chỉ Việt Nam mới có

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có một phong tục cưới hỏi khác nhau. Dưới đây là một số phong tục cưới hỏi độc đáo chỉ có ở Việt Nam.

Những phong tục cưới hỏi độc đáo ấy đã góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho bản sắc văn hóa dân tộc.

Phong tục cưới hỏi độc đáo của người Thái: Ở rể 3 năm mới được cướiphong tuc cuoi hoi doc dao

Các chàng trai dân tộc Thái sẽ phải trải qua một quá trình thử thách rất dài nếu muốn kết hôn.

Khi vừa ý cô nàng nào đó, chàng trai phải thưa chuyện với cha mẹ để lo chuyện cưới hỏi. Sau đó, đến sống trong gian dành cho khách của nhà gái và chỉ được phép mang theo duy nhất một con dao để làm việc.

Kết thúc 3 tháng, nếu được bố mẹ cô gái chấp thuận thì chàng trai sẽ trở về báo cho cha mẹ. Sau đó, chàng trai sẽ phải quay về nhà chuẩn bị hành lý đến nhà gái ở thêm 3 năm. Hết thời gian này lễ kết hôn mới chính thức được tiến hành. Còn nếu như cô gái không đồng ý lấy chàng trai thì sẽ tự cắt tóc mình.

Sau khi lấy nhau, chú rể vẫn phải tiếp tục ở lại nhà gái từ một đến mười năm. Và đặc biệt, chỉ sau nghi lễ rước dâu long trọng thì mới được phép đưa vợ về nhà mình.

Chỉ được cưới vào mùng 2 và 16 âm lịchmot-so-phong-tuc-cuoi-hoi-doc-dao-chi-viet-nam-moi-co

Thị trấn Yên Lạc (Vĩnh Phúc) là địa phương duy nhất của cả nước có ngày dạm ngõ và ngày cưới được quy định rõ ràng. Ở đây chỉ được đám cưới chỉ được phép tổ chức vào mùng 2 và ngày 16 âm lịch.

Bên cạnh thời gian bắt buộc thì còn có những quy định về phương thức như không dựng sân khấu, không dùng loa nén, không cổng chào, không tổ chức ăn lại mặt sau cưới và phải dùng các loại bóng điện thường thắp sáng để tiết kiệm chi tiêu.

Đặc biệt, cô dâu ở đây không được mặc váy cưới. Thay vào đó, sẽ mặc áo tân thời. Nếu như cô dâu nào vi phạm quy ước thì gia đình sẽ phải chịu hình phạt cắt điện.

Đến ngày cưới được định sẵn, cả thị trấn đóng sẽ cửa xưởng, người dân gác việc nhà đổ xô đi ăn cỗ. Nhiều đôi uyên ương cùng cưới trong một ngày khiến cho việc đi ăn cưới của người dân ở thị trấn này giống một ngày hội.

Phong tục cưới hỏi độc đáo của người Mường: Ngủ thăm nhiều lần mới được cướimot-so-phong-tuc-cuoi-hoi-doc-dao-chi-viet-nam-moi-co

Đến tuổi 15, các chàng trai người Mường sẽ được phép tới cậy cửa, ngủ thăm với người con gái mình thích dưới sự chứng kiến của người thân.

Các thanh niên người Mường chưa vợ có thể cậy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn.

Nếu cô gái “ưng” thì sẽ vặn nhỏ đèn để ngầm thông báo rằng mình đã có đối tượng ngủ thăm. Khi ngủ thăm, hai người sẽ nằm bên nhau tâm sự, chung chăn, chung gối nhưng không được phép chạm vào người nhau.

Sau một thời gian, cô gái có quyền quyết định có chấp thuận chàng trai ngủ thật hay không. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang xin hỏi cưới cô gái.

Phong tục cưới hỏi độc đáo của người Hà Nhì: Tổ chức đám cưới hai lầnmot-so-phong-tuc-cuoi-hoi-doc-dao-chi-viet-nam-moi-co

Người Hà Nhì sống ở vùng giáp ranh Lai Châu và Lào Cai có phong tục cưới hai lần.

Ở đây, trai gái có quyền tự do tìm hiểu trong những đêm hát giao duyên. Nếu chàng trai phải lòng cô gái nào mà được đáp lại thì sẽ dẫn người yêu về nhà. Sau đó thưa chuyện với cha mẹ để xin cưới hỏi.

Khi được sự đồng ý của cả gia đình thì sẽ xem ngày tốt xấu làm lễ trước bàn thờ tổ tiên, báo cáo rằng sắp có một cô con dâu mới. Tiếp đến là làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới chung vui. Sau đó, cô dâu mang họ chồng và được tính là lần cưới đầu tiên

Tuy nhiên, thủ tục cưới hỏi vẫn chưa kết thúc ở đó. Hai vợ chồng sẽ phải tổ chức cưới hỏi lần thứ hai khi có con hoặc khi kinh tế khá giả hơn.

Nguồn : bau.vn