Nam Cực “lạnh lùng” ngày nay khi xưa đã từng rất “bùng cháy” bạn biết không?

Ngày nay, Nam Cực được biết tới là nơi toàn băng tuyết. Tuy nhiên nơi này từng bị nạn cháy rừng tàn phá khi loài khủng long còn sống.

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, trận cháy rừng đã tàn phá Nam Cực của chúng ta cách đây khoảng 75 triệu năm. Khi đó, loài sinh vật cổ đại là khủng long vẫn còn tồn tại và sinh sống trên Trái Đất.

Trong cuối kỳ Phấn trắng, có nghĩa là vào khoảng 100 triệu đến 66 triệu năm trước, một trong những thời kỳ ấm nhất trên Trái Đất. Khi đó đảo James Ross ở Nam Cực là một nơi tuyệt đẹp, nơi đây có rừng ôn đới của các loài cây lá kim, dương xỉ và thực vật có hoa được gọi là thực vật hạt kín. Không những vậy, nơi đây còn là “ngôi nhà” của nhiều loài khủng long thời bấy giờ.

Tuy nhiên, nơi đây không tính như một thiên đường vì đã xảy ra những đám cháy cổ đại. Những đám cháy này đã thiêu rụi đi những cánh rừng và để lại những tàn tích than củi. Nhờ vào những tàn tích này mà các khoa học ngày nay mới có thể tìm kiếm và nghiên cứu.

Trưởng nhóm nghiên cứu Flaviana Jorge de Lima, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Liên bang Pernambuco ở Recife, Brazil, cho biết: “Khám phá này mở rộng kiến thức về sự xuất hiện của các đám cháy thảm thực vật trong kỷ Phấn trắng, cho thấy những đợt cháy như vậy phổ biến hơn những gì tưởng tượng trước đây”.

Phát hiện này đã đánh dấu bằng chứng đầu tiên được ghi lại về một ngọn lửa cổ xưa trên hòn đảo, đây là một phần Bán đảo Nam Cực hiện đang nằm dưới Nam Mỹ. Bên cạnh đó, những bằng chứng bổ sung cũng cho thấy việc các đám cháy này tự phát và phổ biến ở Nam Cực trong thời đại Campanian. Có nghĩa là khoảng 84 triệu đến 72 triệu năm trước, nhưng phải cho đến năm 2015 một nghiên cứu mới ghi lại được bằng chứng đầu tiên cho thấy đám cháy rừng thời khủng long ở Tây Nam Cực.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã nhiên cứu và phân tích ra được các hóa thạch thu thâp được trong chuyến thảm hiểm vùng Đông Bắc của đảo James Ross vào năm 2015 và 2016. Những hóa thạch này chứa các mảnh thực vật trông giống như than củi đã bị phong hóa trong hàng chục triệu năm qua. Đáng chú ý, những mảnh than rất nhỏ và mỏng, chúng có kích thước chỉ từ 19×38 mm. Nhìn qua kính hiển vi điện tử, nhóm nhà khoa học này còn phát hiện ra những hóa thạch này có thể là thực vật hạt trần bị thiêu cháy. Chúng có thể là từ một họ thực vật của cây là kim có tên là Araucariaceae.

Nam Cuc

Một mẩu than hóa thạch bên cạnh đồng xu.

Vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng các vụ cháy rừng dữ dội diễn ra thường xuyên và lan rộng trong cuối kỳ Phấn trắng. Mặc dù hầu hết bằng chứng cho những vụ cháy rừng này nằm ở Bắc bán cầu và một số trường hợp được ghi nhận ở Nam bán bầu. Nơi này ngày nay chính là Tasmania, New Zealand và Argentina.
Trong cuối thời Phấn trắng, siêu lục địa Gondwana đang tan vỡ khiến cho nhiều nơi ở Nam Cực bị cô lập hơn trước. Nhóm các nhà khoa học cũng cho rằng khu vực không có băng này có rất nhiều nguồn gây cháy như sét, quả cầu lửa từ các thiên thạch, hoạt động của núi lửa… Hơn nữa, thảm thực vật tại nơi đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các đám cháy bùng phát vì chứa nồng độ oxy cao.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm bằng chứng khác về những đám cháy cổ xưa khác ở Nam Cực.

Nguồn : bau.vn