Nấm móng tay ở trẻ là bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường xảy ra do nhiễm nấm sợi tơ Dermatophytes và nấm hạt men Candida, chúng gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Nhiều cha mẹ chủ quan vì nghĩ đơn giản rằng bệnh sẽ tự hế. Thế nhưng, đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Nấm móng tay ở trẻ là gì?
Nấm móng tay ở trẻ là bệnh do nhiều loại vi nấm gây ra, chủ yếu là chủng nấm Candida và chủng nấm Dermatophytes. Thông thường, các loại vi nấm này tồn tại trên bề mặt với da với số lượng hạn chế và hầu như không gây tổn thương thực thể. Tuy nhiên khi có các điều kiện thích hợp, vi nấm có thể phát triển, bùng phát mạnh và gây nhiễm trùng móng. Từ đó, gây ra tình trạng móng bị hư tổn về móng tay ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm móng tay ở trẻ
- Bề mặt móng sần sùi, xuất hiện các đốm nhỏ và có phủ lớp bột mịn màu trắng.
- Móng đổi thành màu trắng đục, ngả vàng hoặc màu nâu đen.
- Vùng da xung quanh ửng đỏ, ngứa, viêm hoặc có thể mưng mủ.
- Móng tay biến đổi hình dạng, bị ăn mòn và bốc mùi hôi khó chịu.
- Một số loại nấm men có thể tấn công vào niêm mạc da dưới móng khiến móng dày sừng, bị mủn và ăn mòn.
- Ban đầu biểu hiện nấm móng tay ở trẻ chỉ xuất hiện ở một hai ngón. Nhưng về sau, bệnh càng len rộng ra đến nhiều ngón khác.
Nguyên nhân gây bệnh nấm móng ở trẻ
- Do kém vệ sinh: Mồ hôi và bụi bẩn có thể tích tụ bên trong móng, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và gây nhiễm trùng.
- Do hoạt động vui chơi: Trẻ hay có thói quen nghịch, cầm nắm những đồ vật bẩn và dễ tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập và gây tổn thương móng.
- Do lây từ người khác: Trẻ bị nấm móng tay cũng có thể do lây từ khác thông qua hoạt động nắm tay hay qua dụng cụ cắt móng…
- Do cắt móng tay quá sát: Móng tay cắt quá sát có thể khiến da bị trầy xước và tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Cách điều trị trẻ bị nấm móng tay
Thuốc uống kết hợp với thuốc bôi là cách điều trị nấm móng tay phổ biến nhất. Thuốc sẽ có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng viêm, loại bỏ các tế bào chết, ức chế hoạt động của nấm men và giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Các loại thuốc điều trị nấm móng tay ở trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, phụ huynh cần tuân thủ loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định.
Cha mẹ cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để ức chế nấm men và hỗ trợ điều trị bệnh cho con trẻ. Tuy nhiên, các biện pháp chữa nấm móng ở trẻ em bằng thảo dược tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy, mẹ nên kết hợp với việc sử dụng thuốc cho trẻ để ức chế hoàn toàn vi nấm và điều trị bệnh dứt điểm.
Nguồn : bau.vn
Tags: Nấm móng ở trẻ