Nước hầm xương có thể sử dụng để nấu ra nhiều món ăn hấp dẫn. Thế nhưng, nhiều người lại không có cái hiểu đúng về cách nấu loại nước dùng này. Nhiều người cho rằng càng cho thêm nhiều gia vị khi hầm xương sẽ khiến nước dùng càng đậm đà, càng tăng thêm vị ngon hơn khi dùng. Tuy nhiên, nếu không cho đúng loại gia vị sẽ khiến cho thịt dai và nước dùng không thơm. Đặc biệt là 3 loại gia vị có trong bài viết sau của Bau.vn mà bạn không nên bỏ vào nước dùng.
3 loại gia vị mà bạn không nên cho vào nước hầm xương, vừa khó nhừ vừa không thơm
1. Rượu nấu ăn
Rượu nấu ăn hay còn gọi là dấm bỗng hoặc bỗng rượu là gia vị quen thuộc sử dụng để khử mùi tanh. Thế nhưng bạn tuyệt đối không nên sử dụng để bỏ vào nước hầm xương. Trước khi hầm xương, bạn có thể sử dụng dấm bỗng để chần xương sẽ giúp hương vị trở nên thơm ngon hơn. Tuy nhiên, nếu cho dấm bỗng vào nước khi đang hầm sẽ khiến cho nước dùng có mùi lạ do rượu không thể bay hơi khi đậy nắp. Nhưng nếu bạn không đậy nắp sẽ khiến vị thơm của thịt cũng mất đi.
2. Hạt tiêu
Nhiều người thương có thói quen cho hạt tiêu vào nước dùng với mục đích khử bớt mùi tanh. Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng hạt tiêu có mùi cay nồng, khi cho vào nước dùng sẽ khiến chúng át đi hương thơm tự nhiên. Chính vì vậy, việc bỏ tiêu vào nước dùng sẽ khiến nồi nước dùng chỉ toàn mùi tiêu rất cay và nồng. Bên canh đó, hạt tiêu khi nấu trong nước sẽ tạo ra chất làm màu và khiến cho nước dùng không được trong và chất lượng thịt cũng bị thay đổi do tiêu ngấm vào.
3. Quả sơn trà
Nhiều người truyền tai nhau công thức bỏ quả sơn trà vào nước khi đang hầm xương, đặc biệt là xương bò thì sẽ mau nhừ khi trong quả sơn trà có chứa enzyme lipase. Thế nhưng, nếu trong trường hợp hầm xương lợn thì bạn không nên sử dụng loại quả này bởi chúng chứa axit hữu cơ khiến cho thịt có vị chua, nước dùng không thơm.
Cách hầm xương lấy nước dùng ngon, thơm và trong
- Rửa sơ qua xương với nước sạch, không được dùng muối hoặc giấm bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị và chất dinh dưỡng có trong xương.
- Trần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn bằng cách luộc sơ xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu vì nước này bị nhiễm mùi hôi.
- Đun nồi nước dùng cho đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ, khi đun lưu ý nên đậy vung để nước xương không bị đục. Đun ở lửa nhỏ sẽ giúp xương từ từ tiết ra chất ngọt. Ngoài ra, nếu thấy bọt thì bạn nên vớt ra để nước dùng được trong hơn.
- Không nên cho muối khi hầm, làm vậy sẽ mất đi độ ngọt thanh tự nhiên của xương. Để nước dùng ngọt, hãy cho thêm hành tây hoặc hành tím được thái nhỏ cho vào nước dùng.
- Xương hầm để ăn thì ninh trong vòng 1 tiếng, nếu bạn chỉ lấy nước dùng thì hầm trong khoảng 2 tiếng. Thế nhưng, nếu để nước dùng ngon nhất thì bạn nên ninh trong khoảng 2 tới 3 tiếng.
Nguồn : bau.vn