Nếu mẹ đang mắc 1 trong 9 trường hợp này thì tuyệt đối không cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu gặp trường hợp sau đây thì mẹ không nên cho con bú để tránh những hậu quả khôn lường.

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và khoẻ mạnh. Thế nhưng dưới đây là 9 trường hợp mẹ không nên cho con bú được khuyến cáo. Vậy đó là những trường hợp này. Hãy cùng bau.vn tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

9 trường hợp tuyệt đối mẹ không nên cho con bú

1. Mẹ đang sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì có khả năng truyền sang bé thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ đang sử dụng các loại thuốc dưới đây thì không nên cho con bú:

  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc tránh thai chứa estrogen
  • Thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ
  • Thuốc kê đơn điều trị các triệu chứng như đau nửa đầu
  • Thuốc hóa trị ung thư

truong hop me khong cho con bu

2. Mẹ nhiễm HIV

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ) khuyến cáo những bà mẹ nhiễm HIV thì không nên cho con bú vì virus HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang trẻ khi bé bú. Tỷ lệ trẻ nhiễm virus HIV cao hơn nếu trẻ bú mẹ lâu hơn và ở những trường hợp mẹ mới mắc HIV.

Nếu mẹ nhiễm HIV, tốt nhất nên cho bé bú sữa công thức hoàn toàn. Không nên cho trẻ vừa bú mẹ vừa uống sữa ngoài vì như vậy trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn, thậm chí cao hơn cả việc chỉ bú mẹ.

3. Mẹ mắc bệnh lao phổi

Những người mẹ bị bệnh lao phổi, nhất là khi bệnh đang trong thời kỳ phát triển thì nhất định không được cho bé bú mẹ và không nên ở gần, chăm sóc trẻ. Nếu không thực hiện tốt, nguy cơ trẻ nhiễm bệnh từ mẹ là rất cao.

truong hop me khong cho con bu

Sau khi điều trị và được ghi nhận là không còn khả năng lây nhiễm thì mẹ có thể tiếp tục cho bé bú mẹ.

4. Mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ-Trường hợp mẹ không nên cho con bú

Nếu mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ thì không nên cho bé bú. Nguyên nhân là do i-ốt có thể nhiễm vào sữa và gây tổn hại chức năng tuyến giáp của bé. Vì vậy, sau khi điều trị xong thì mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ tồn tại trong sữa mẹ. Nếu mức độ đó không gây hại cho em bé thì mẹ có thể tiếp tục cho con bú.

Không phải tất cả các trường hợp mẹ bị tiểu đường thì không được cho bé bú. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cả hai mẹ con, mẹ nên đi khám và xin lời khuyên từ bác sĩ về việc có nên cho con bú hay không.

Thông thường, mẹ có thể cho bé bú nhưng nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, giảm insulin… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ngăn ngừa tác động đến sức khỏe của em bé.

6. Trường hợp mẹ không nên cho con bú: Mẹ nhiễm HTLV-1

HTLV-1 là siêu vi khuẩn xâm nhập vào bạch huyết cầu ở người. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tương tự như HIV. Vì thế, nếu mắc bệnh này thì mẹ không nên cho con bú vì vi khuẩn có thể truyền sang em bé qua sữa mẹ.

7. Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại

Nếu mẹ tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thì không nên cho bé bú ngay vì bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ nhiễm những chất độc hại kể trên.

Tốt nhất, hãy tránh xa môi trường độc hại trong thời gian cho con bú. Nếu tiếp xúc, phải tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng trước khi cho con bú.

8. Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng

Nếu mẹ mắc bệnh nhiễm trùng như: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vùng ngực, áp xe ngực… thì không phải trường hợp nào cũng không được cho bé bú. Tuy nhiên, nếu mẹ mắc bệnh nhiễm trùng và cần phải dùng thuốc đặc trị thì không nên cho con bú. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trong trường hợp này để được hướng dẫn một cách chính xác.

truong hop me khong cho con bu

9. Mẹ bị ung thư đang điều trị thuốc

Nếu sản phụ bị ung thư và đang phải sử dụng các loại thuốc điều trị thì không nên cho con bú. Nguyên nhân là do những loại thuốc này có thể truyền qua sữa mẹ sang bé, gây cản trở việc phân chia tế bào, từ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Mặc dù biết rằng nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ nhưng cũng có những trường hợp không nên cho con bú sữa mẹ. Trong trường hợp mẹ bối rối khi không biết trường hợp nào nên cho con bú sữa mẹ, trường hợp nào không, mẹ hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn một cách chính xác nhất.

Nguồn : bau.vn