Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.

Đau nhức xương khớp sau sinh do thiếu canxi

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: acid folic, vitamin A, D, B1… Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của chị em lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi, gây ra loãng xương.

“Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ chưa kịp phục hồi, hệ xương vẫn yếu ớt. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên khiến lượng canxi bị hao hụt. Đó là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến đau lưng” – Bác sĩ Thủy nói.

Giãn dây chằng sinh lý

Trong quá trình mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormone giúp các dây chằng của khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời.

Điều này làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống khiến vùng lưng kém ổn định, gây đau nhức. Sau khi sinh, các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo. Do đó, đau lưng là điều không thể tránh khỏi.

Trong lúc mang thai các mẹ cũng cần chú ý đến các hoạt động hằng ngày để tránh bị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp sau sinh do tư thế cho con bú

Bác sĩ Thủy chỉ ra rằng nhiều bà mẹ có tâm lý để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể phải gồng, gập làm căng cơ khớp ở cổ và lưng, gây ra tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy. Nguyên nhân này khá phổ biến trong 1-2 tháng đầu sau khi sinh con.

Không chỉ vậy, thói quen thường xuyên cúi người về phía trước, mắt chăm chú nhìn con bú cũng có thể dẫn đến chứng đau lưng sau sinh.

Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động

“Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng hơn cả. Một là nằm yên một chỗ cả ngày; hai là làm việc quá sức. Đối với trường hợp chỉ nằm trên giường, không đi lại vận động thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu không được lưu thông, từ đó dẫn tới đau lưng. Ngược lại, một số trường hợp khi sức khỏe chưa hồi phục, chị em đã làm việc, đi lại nhiều khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng đau ê ẩm” – Bác sĩ Thủy cho biết.

Đau nhức xương khớp sau sinh do nhiễm lạnh

Phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu ớt, vì vậy rất dễ bị tổn thương khí huyết. Nếu không chú ý để giữ ấm, sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cơ thể thừa độ ẩm, đau vùng lưng, xương khớp. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ có tâm lý chủ quan, mặc quần áo không đủ ấm hoặc ra gió ngay khi vừa sinh nở.

Đau nhước xương khớp sau sinh do thay đổi hormone trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể sản sinh ra hormone relaxin, cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn. Đồng thời các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Từ đó dẫn tới tình trạng mất ổn định trục côt sống.

Sự thay đổi hormone còn có thể làm gia tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng, gây cảm giác đau lưng cho các chị em sau kỳ sinh nở.

Loãng xương

Hiện tượng loãng xương thường xảy ra trong quá trình mang thai và cho con bú. Đặc biệt ở chị em phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi thì quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống càng làm tăng nguy cơ đau lưng.

Ngoài ra, một số chị em nằm đệm quá cứng, thường xuyên đi giày cao gót,… cũng dễ bị đau lưng sau sinh.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.