Nguyên nhân nào khiến trẻ ngủ không ngon giấc về đêm?

Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc về đêm sẽ khiến trẻ không đủ giấc, dẫn đến chán ăn, chậm lớn, khó chăm sóc và sự phát triển của chúng.

Trẻ ngủ không ngon giấc về đêm thường khiến cha mẹ lo lắng, trẻ sụt cân, quấy khóc vì mệt mỏi… Dưới đây là những nguyên nhân có thể cha mẹ chưa biết đến.

1. Vai trò của giấc ngủ đối với từng giai đoạn

  • Từ 0-3 tháng tuổi

Giấc ngủ trong giai đoạn này đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, trẻ chỉ thức dậy để ăn hoặc nhìn các hoạt động xung quanh chúng, sau đó tiếp tục đi vào giấc ngủ.

  • Từ 3-12 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ suốt cả đêm, và thức lâu hơn vào ban ngày. Khi các bé gần đến ngày sinh nhật đầu tiên, chúng thường ngủ ổn định hơn vào ban đêm cùng với một hoặc hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

tre ngu khong ngon giac ve dem

  • Từ 12 tháng tuổi trở lên

Khi mới chập chững biết đi, trẻ thường ngủ một giấc dài hơn thay vì hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Khi đến độ tuổi đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được cai sữa hoàn toàn.

2. Các nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc về đêm

Ở hầu hết mọi giai đoạn phát triển, sự thay đổi về thể chất và nhận thức có thể gây ra tình trạng khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc đối với trẻ nhỏ.

Bé có thể mắc phải chứng rối loạn lo âu chia ly và muốn được ôm ấp, vỗ về vào giữa đêm. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ từ 8-12 tháng tuổi, và biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Đối với những đứa trẻ đang học từ có thể bị thức giấc khi tâm trí thôi thúc chúng đọc tên các đồ vật xung quanh. Thậm chí, ngay cả các hành động duỗi tay và chân cũng có thể làm bé bị tỉnh dậy vào ban đêm.

tre ngu khong ngon giac

Sự gián đoạn giấc ngủ cũng có thể được gây ra bởi một một ngày phấn khích hoặc mệt mỏi khiến trẻ cảm thấy quá bồn chồn để ngủ ngon giấc. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine cũng là các tác nhân chính dẫn đến tình trạng khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc ở trẻ.

Ngoài ra, môi trường xung quanh mới mẻ, hoặc những thay đổi về thói quen của trẻ cũng góp phần làm gián đoạn giấc ngủ. Một số nguyên nhân khác dẫn đến vấn đề này, bao gồm bệnh tật, chứng ngưng thở khi ngủ, dị ứng, mộng du, ác mộng ban đêm, hoặc hội chứng chân không yên.

Chứng ngưng thở khi ngủ: đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm vì trẻ có thể ngừng thở trong khoảng thời gian từ 10 giây trở lên trong khi ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không biết điều này đang diễn ra. Khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ, trẻ thường có các triệu chứng như ngáy to, ngủ mở miệng và buồn ngủ quá mức trong ngày. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể dẫn đến các vấn đề về học tập và hành vi, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch ở trẻ.

Hội chứng chân không yên(RLS): mặc dù đây được xem là một vấn đề thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể bắt đầu từ thời ấu thơ. Khi mắc hội chứng này, trẻ sẽ có cảm giác chân bị lắc lư, rung chuyển hoặc có cảm giác kiến bò, khiến chúng phải thường xuyên thay đổi vị trí trên giường.

Ác mộng: ác mộng thường xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn, khiến cho trẻ bị thức giấc đột ngột trong trạng thái sợ hãi, kích động, la hét, khóc và đôi khi bị mộng du. Khi thức dậy, trẻ thường không thực sự tỉnh táo, thậm chí không nhớ cơn ác mộng đã diễn ra như thế nào. Đa số các cơn ác mộng sẽ xảy ra trong giấc ngủ NREM- khoảng 90 phút sau khi trẻ ngủ.

tre ngu khong ngon giac ve dem

Dị ứng và hen suyễn: nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh hoặc hen suyễn có thể khiến trẻ cảm thấy khó thở. Ở trẻ sơ sinh, các tình trạng như đau bụng, đau tai, đau khi mọc răng, hoặc trào ngược axit có thể làm cản trở giấc ngủ của trẻ.

Thuốc: một số loại thuốc điều trị cảm lạnh, dị ứng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn về việc thay đổi thuốc và liều lượng sử dụng thuốc cho trẻ.

3. Làm sao để cải thiện trẻ ngủ không ngon giấc về đêm

Bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn nếu bạn thực hiện theo một số phương pháp sau đây:

  • Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: cho trẻ ngủ ở vị trí này sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (hội chứng SIDS).
  • Tắt các thiết bị ánh sáng trong phòng: những trẻ từ 3-6 tháng tuổi đã bắt đầu có các phản ứng với ánh sáng, do đó ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, tivi hay máy tính có thể khiến trẻ khó ngủ.
  • Sử dụng thú nhồi bông: sự mềm mại từ thú nhồi bông sẽ giúp con bạn cảm thấy an toàn, ấm áp và thoải mái khi ngủ.
  • Giảm căng thẳng trước khi đi ngủ: nồng độ hormone cortisol cao trong cơ thể sẽ gây ra căng thẳng cho trẻ và khiến chúng khó đi vào giấc ngủ. Các bậc phụ huynh nên cố gắng giữ bình tĩnh và sự thoải mái cho con trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm giảm lượng cortisol dư thừa trong cơ thể của trẻ.

 

Nguồn : bau.vn

  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!