Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời chiều ngày 20/4 tại nhà riêng

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ Tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã xác nhận thông tin này. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ra đi vào khoảng 2,3 giờ chiều ngày 20/4. Đây là một tổn thất lớn không thể bù đắp của nền nghệ thuật nước nhà.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ Tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã xác nhận thông tin này. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ra đi vào khoảng 2,3 giờ chiều ngày 20/4. Đây là một tổn thất lớn không thể bù đắp của nền nghệ thuật nước nhà.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 69 tuổi

Chiều ngày 20/4 nhà thơ có lịch làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên gần đến giờ thu âm vẫn không thấy nhà thơ đến. Một phóng viên trong đài gọi điện đến nhà nhưng không thấy ai nhấc máy. Đến khi mọi người phá cửa vào được nhà thì phát hiện ông đã mất. 

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời chiều ngày 20/4 tại nhà riêng

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời chiều ngày 20/4 tại nhà riêng

Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vốn bị bệnh phổi. Có lẽ đây chính là nguyên nhân cướp đi mạng sống của ông. Do tắc nghẽn phổi đột ngột mà lại không được cấp cứu kịp thời. Hiện tại cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân cái chết của cố thi sĩ. 

Hoàng Nhuận Cầm là ai?

Thân thế và cuộc đời

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội. Ông là con  trai lớn của nhạc sỹ Hoàng Giác. Cố thi sĩ từng theo học tại khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội). 

Ông là một trong những người tiêu biểu của thời kì xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu, Từ năm 1971 – 1975 ông tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Sau khi ra quân Hoàng Nhuận Cầm công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam… 

Lúc sinh thời cố thi sĩ nhiều lần được vinh danh ở những hạng mục giải thưởng quan trọng

Lúc sinh thời cố thi sĩ nhiều lần được vinh danh ở những hạng mục giải thưởng quan trọng

Tác giả của những áng thơ tình lãng mạn

Cố nhà thơ là tác giả của nhiều bài thơ tình lãng mạn được các thế hệ học sinh, sinh viên yêu thích. Thơ ông sôi nổi, trẻ trung chất chứa những kỉ niệm đẹp của tình yêu tuổi học trò. Một số bài thơ xuất sắc của ông như: Chiếc lá đầu tiên, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu… Khá nhiều người thuộc lòng những vẫn thơ của Hoàng Nhuận Cầm.

Người chắp bút những tác phẩm kinh điển

Ngoài thơ ra ông còn sáng tác nhiều kịch bản điện ảnh phim. Các kịch bản: Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Hà Nội màu đông năm 46… là do ông sáng tác. Trong đó kịch bản phim Mùi cỏ cháy mang lại cho ông giải thưởng Biên kịch xuất sắc ở Liên hoan phim lần thứ 17. 

Hoàng Nhuận Cầm cũng từng tham gia đóng một số bộ phim. Có thể kể đến vai bác sĩ Hoa Súng trong “Gặp nhau cuối tuần” đóng cùng với nghệ sĩ Tự Long. Trong phim “Số đỏ” ông vào vai một nhà thơ. Một vai diễn khác cũng khá ấn tượng đó là vai anh chăn lợn giống nát rượu trong phim “Mảnh đời của Huệ”.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vào vai bác sĩ Hoa Súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vào vai bác sĩ Hoa Súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ra đi khiến đồng nghiệp và khán thính giả bàng hoàng xót xa

Theo các đồng nghiệp nhận xét Hoàng Nhuận Cầm là một nghệ sĩ đa tài. Ông còn là một người hài hước, học sâu hiểu rộng, nói chuyện có duyên. Vì thế dù đã về hưu nhưng ông vẫn thường xuyên được mời làm khách mời trong các chương trình. Cố thi sĩ lúc nào cũng cháy hết mình như hồi còn đôi mươi. 

Hoàng Nhuận Cầm đã để lại cho đời những tác phẩm văn học nghệ thuật, điện ảnh vô cùng giá trị. Sinh thời ông từng được nhận nhiều giải thưởng cao quý của Hội nhà văn Việt Nam.

Thông tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đột ngột ra đi trong cô độc tại nhà riêng khiến khán thính giả không khỏi xót xa. 

 

Nguồn : Sức khỏe 24h