Cùng bau.vn tìm hiểu dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng để kịp thời điều chỉnh nhé.
Stress nặng có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa
Tâm lý căng thẳng quá mức có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tiêu hóa bao gồm táo bón, trào ngược axit, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn…
Nguyên nhân là do các phản ứng stress sẽ gây áp lực. Điều đó sẽ khiến cho rất nhiều năng lượng của cơ thể phải chuyển sang để ứng phó với căng thẳng và làm thay đổi hệ thống tiêu hóa. Do đó, khi stress trở nên quá nghiêm trọng hoặc thường xuyên diễn ra thì cơ thể sẽ không còn khả năng phục hồi để hoạt động tối ưu như trước nữa. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, kéo théo một loạt vấn đề như nóng rát kéo dài, buồn nôn hoặc thậm chí là hội chứng nôn mửa theo chu kỳ.
Stress dẫn tới tình trạng rụng tóc
Ngay cả khi tâm trạng bạn có đang ở trạng thái thoái mái thì bạn cũng sẽ bị mất đi một lượng tóc đáng kể mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu như tình trạng lo âu diễn ra thường xuyên thì có thể gây ra rụng tóc theo 3 cơ thế khác nhau. Cụ thể:
• Bệnh rụng tóc (Alopecia Areata): Là tình trạng một lượng lớn tóc đột nhiên rụng.
• Bệnh rụng tóc kiểu TE (Telogen Effluvium): Là tình lượng tóc rụng nhiều, có thể lên tới 70%.
• Nghiện giật tóc (Trichotillomania): Đây là tình trạng khiến bạn luôn có cảm giác thôi thúc muốn tự bứt tóc mình như không hiểu vì sao.
Tình trạng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ không phải là một tình trạng mà bạn nên xem nhẹ đặc biệt là khi bạn quên những chi tiết từ nhỏ đến lớn. Ngoài ra, sự chú ý và tập trung của bạn cũng bị giảm đi một cách đáng kể.
Tình trạng suy giảm trí nhớ chính là hậu quả nghiêm trọng của chứng căng thẳng và lo âu bởi khi đó, cơ thể sản xuất hormone cortisol một cách quá mức. Thống kê kết quả của nhiều nghiên cứu cho biết hormone cortisol cực kỳ nguy hại cho hoạt động của não bộ và có thể gây suy giảm trí nhớ.
Stress nặng gây suy giảm hệ miễn dịch
Để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây stress, vùng dưới đồi tuyến yên – cơ quan có tác dụng chống lại nguy hiểm sẽ bắt đầu hoạt động. Bên cạnh cortisol, vùng dưới đồi tuyến yên nãy còn sản xuất ra cả những chất dẫn truyền thần kinh có tên là catecholamine. Đó là một loại hormone steroid làm hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, nếu tình trạng stress diễn ra quá dàu và tần suất dày đặc thì cơ thể có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu của sự suy yếu, dễ bị tổn thương trước nhiễm trùng. Do đó, thời gian để bạn hồi phục cũng sẽ kéo dài hơn.
Chảy máu cam
Có hai trường hợp thường dẫn tới tình trạng chảy máu cam chính là có tác động vật lý mạnh khiến mũi bị tổn thương hoặc do bạn stress nặng. Trong trường hợp đó, áp lực máu sẽ tăng cao đột ngột kết hợp cùng màng mũi khô sẽ khiến tĩnh mạch và mao mạch bị rách rồi dẫn tới chảy máu.
Nếu bị chảy máu cam, đừng quá hốt hoảng vì như vậy sẽ chỉ khiến cho tình trạng tồi tệ hơn mà thôi. Hãy lưu ý kiểm soát hơi thở, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đông thời hạn chế thức uống có chứa caffeine để kiểm có thể soát stress hiệu quả.
Nguồn : bau.vn