Những điều Bố cần biết khi Con chào đời

Để có tâm lý thật tốt và vững vàng, các bố nên biết một số sự thật “phũ phàng” của việc làm bố sau đây.
Những ông bố trẻ tương lai chắc hẳn cũng có rất nhiều băn khoăn trước khi đón đứa con đầu tiên của mình chào đời. Hầu hết các ông bố đều hoàn toàn mù tịt về những việc cần chuẩn bị để có thể cùng mẹ chăm sóc em bé thật tốt. Vậy để có tâm lý thật tốt và vững vàng, các bố cần biết một số sự thật “phũ phàng” của việc làm bố sau đây.
1. Những tháng đầu bé chỉ biết ăn, ngủ, và
Mấy tháng đầu sẽ không quá “loạn” như các bố vẫn nghĩ. Ở giai đoạn này bé mới chỉ có những nhu cầu cơ bản như bú sữa, ngủ và… “đi ị”. Có thể bố sẽ chưa quen với việc chăm sóc bé trong vài ngày đầu nhưng chỉ cần qua vài lần luyện tập, bố sẽ xử lý ngon ơ. Các bố cũng  nên tận dụng thời gian này để gần gũi và học hỏi thêm về các cách chăm sóc bé để có thể đáp ứng những yêu cầu “cao cấp” hơn của bé sau này.
2. Bố sẽ bị ăn đánh rất nhiều
Nhiều bé lớn lên thường khá nghịch ngợm, nếu không thì cũng hay vô tình vung tay vung chân va vào người xung quanh. Chưa kể những lần hờn khóc, nhiều bé dễ cáu giận đánh cho bố mẹ vài cái. Là người hay ở bên bé, các bố cần xác định sẽ phải hứng khá nhiều trận đòn vô tình từ bé.
3. Không được xem chương trình yêu thích trên ti vi
Bé nhà bạn chắc chắn sẽ độc quyền chiếm chiếc ti vi với các kênh thiếu nhi, ca nhạc, hoạt hình. Tranh dùng ti vi với bé ư? Bạn có muốn thấy bé la khóc giãy dụa không?
4. Biến thành trẻ con một lần nữa
Các bố sẽ có cơ hội được quay trở về tuổi thơ khi phải nghĩ đủ trò để chơi cùng bé. Sẽ không còn mấy thời gian cho các trò game điện tử, thay vào đó là xếp chữ, hát ru, nhảy nhót cho bé xem. Thậm chí nếu bố có con gái, chơi búp bê nhiều khi cũng là một yêu cầu bắt buộc.
5. Kỳ nghỉ không có nghĩa là nghỉ ngơi
Những chuyến đi chơi xa của gia đình sẽ biến thành công việc toàn thời gian chứ không còn là nghỉ ngơi thuần túy như trước. Bố cần biết bố sẽ không được ra ngoài ăn uống chơi bời thoải mái mà phải giúp mẹ tìm đồ ăn, thay quần áo và nhiều lúc trông con khi mẹ bận việc.
6. Đưa trẻ đi ăn ngoài mệt hơn bạn nghĩ
Đưa trẻ con ra ngoài ăn là cả một thách thức lớn với nhiều ông bố bà mẹ. Thức ăn không hợp, bé ngồi nghịch phá, bố sẽ mệt nhoài vì dỗ dành bé. Mua đồ ăn về hoặc gọi giao hàng tận nhà mỗi lần cả nhà muốn đổi món sẽ là phương pháp tiện lợi hơn nhiều.
7. Làm bố cũng cần có thể lực
Bạn đừng nghĩ chăm con là việc nhẹ nhàng. Bạn sẽ phải bế bé hàng tiếng đồng hồ mỗi lần cho bé ăn hoặc dỗ bé khóc. Với các ông bố trẻ, bế con sẽ là bài tập gym cực kỳ hữu hiệu giúp các bố có bắp tay săn chắc, khỏe mạnh.
8. Cần phải gương mẫu hơn
Các bố có thể đưa ra nhiều luật lệ trong nhà bắt bé phải tuân theo. Thế nhưng làm sao bé có thể nghe lời khi chính bạn lại là người hay mắc lỗi. Vậy nên các bố cần biết nên nghiêm khắc và mẫu mực hơn với chính mình để có thể làm tấm gương tốt cho bé noi theo.
9. Làm bố thật tuyệt
Làm bố rất mệt nhưng cũng rất tuyệt. Nhiều khi một cái ôm của bé cũng đủ để khiến mọi lo toan thường ngày của bố bay biến đi hết.
10. Rồi con sẽ lớn
Nếu được chăm sóc tốt, con của bố sẽ tự khắc phát triển bình thường. Không cần phải quá thúc ép bé hoặc so sánh bé với những đứa trẻ khác. Lớn lên đâu có phải một cuộc đua.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?