Những điều chị em cần biết về giãn tĩnh mạch để bảo vệ đôi chân khỏe đẹp

Vùng da bị suy giãn tĩnh mạch đó có thể bị sưng và đổi màu. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn, các tĩnh mạch có thể bị ứ đọng máu quá nhiều và hình thành các vết loét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Giãn tĩnh mạch thường xuyên xảy ra ở tuổi già nhưng gần đây xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Đặc biệt là đối với những người đứng ít ngồi nhiều. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm mất đi thẩm mỹ của đôi chân khiến nhiều chị em tự ti.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Tình trạng giãn tĩnh mạch hay còn được gọi là suy tĩnh mạch mạn tính, thường xảy ra khi các tĩnh mạch bị phồng lên, giãn ra và ứ đọng máu. Hiện tượng này thường khiến cho mạch máu sưng và nổi lên, có màu xanh tím hoặc đỏ và có thể gây đau đớn.

gian tinh mach

Suy tĩnh mạch mạn tính khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ, có khoảng 25% người lớn bị giãn tĩnh mạch. Trong hầu hết các trường hợp, chúng thường xuất hiện ở vùng cẳng chân.

Nguyên nhân dẫn đến suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch mạn tính xảy ra khi các tĩnh mạch hoạt động không bình thường. Tĩnh mạch có van một chiều ngăn được máu chảy ngược, khi các van này bị hỏng, nghĩa là máu bắt đầu tích tụ trong các tĩnh mạch thay vì tiếp tục trở lại tim. Sau đó, các tĩnh mạch bị phồng và giãn ra. Khi đó người ta gọi là hiện tượng giãn tĩnh mạch, thường xảy ra ở vùng cẳng chân. Bởi, các tĩnh mạch ở chân có vị trí xa tim nhất, trọng lực khiến máu khó lưu thông lên trên.

Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng suy tĩnh mạch mạn tính như:

  • Do mang thai
  • Bạn đang trong thời kỳ mãn kinh
  • Tuổi trên 50
  • Công việc bắt buộc phải đứng trong thời gian dài
  • Tình trạng tăng cân, béo phì
  • Gia đình đã có người bị suy tĩnh mạch mạn tính

gian tinh mach

Cách nhận biết giãn tĩnh mạch

Cách nhận biết của hiện tượng này đó chính là xuất hiện các tĩnh mạch nổi lên da dễ nhìn thấy bằng mắt thường, chúng hay xuất hiện ở cùng chân. Bạn cũng có thể cảm thấy đau, sưng tấy hoặc nặng hơn là đau nhức vùng xung quanh vùng da bị giãn tĩnh mạch

Trong một số trường hợp, vùng da bị tổn thương như sưng và đổi màu. Với tình trạng nghiêm trọng hơn, các tĩnh mạch có thể bị ứng đọng máu quá nhiều và hình thành các vết loét ở vùng da đó.

Cách khắc phục giãn tĩnh mạch

Không có phương pháp nào điều trị hiệu quả tuyệt đối. Nếu bị suy tĩnh mạch mạn tính thì nên thực hiện các phương pháp dưới đây để ngăn ngừa chúng khởi phát hoặc hạn chế lan ra các vùng da khác.

1. Tránh đứng trong thời gian dài

Việc bạn đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài, khiến máu khó lưu thông trong các tĩnh mạch ở chân để đưa máu về tim. Từ đó, làm cho áp lực trong tĩnh mạch của bạn tăng lên. Điều này cũng có thể khiến máu tụ quanh mắt cá chân, khiến cho bàn chân và bắp chân của bạn bị sưng, xuất hiện tình trạng đau nhức. Việc di chuyển và thay đổi tư thế sẽ làm giảm áp lực tĩnh mạch và cải thiện khả năng lưu thông máu nhiều hơn.

gian tinh mach

2. Giảm cân hoặc duy trì cân nặng phù hợp

Tình trạng cơ thể dư thừa cân sẽ tạo áp lực lên chân và hệ thống tĩnh mạch. Vì thế, nếu bạn đang trong tình trạng dư cân, béo phì thì nên bắt đầu một kế hoạch giảm cân hợp lý để tránh khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

gian tinh mach

Ngoài ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thức ăn giàu năng lượng. Thay vào đó, bạn cũng cần chú trọng các nguồn thực phẩm giàu chất xơ, bởi ít chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.

3. Chăm tập thể dục để cải thiện tuần hoàn máu

Bài tập hiệu quả nhất cho người suy giãn tĩnh mạch mạn tính đó chính là đi bộ. Ngoài ra, tập yoga cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện những bài tập làm tăng áp lực của máu, thay vì đó hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng với cơ thể.

 

 

Nguồn : bau.vn