Những điều mẹ cần biết trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

Khi con chào đời, nhiều người hạnh phúc vỡ òa nhưng xen lẫn đó là những bỡ ngỡ khi phải chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho đúng cách và an toàn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời vô cùng quan trọng, vì chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng của trẻ. Bài viết này của Bau.vn sẽ giúp bố mẹ có không còn bỡ ngỡ trong việc chăm sóc trẻ từ 0-6 tháng tuổi.

1. Bế trẻ sơ sinh đúng cách

Nhiều mẹ lúng túng vì lần đầu tiên không biết nên bế trẻ như thế nào cho đúng, tư thế này có khiến bé khó chịu hay ảnh hưởng gì không?

Với trẻ từ 0-2 tháng tuổi, mẹ nên bế theo tư thế nằm ngang, không bế theo tư thế thẳng lưng kiểu vác vai để tránh áp lực dồn lên cột sống. Còn với trẻ từ 3-5 tháng, mẹ có thể bế trẻ theo hướng nghiêng hoặc vác nhưng không bế hông theo kiểu cắp nách. Tuy nhiên, mẹ nên bế các tư thế này xen kẽ với tư thế nằm ngang.

cham soc tre so sinh

 

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý đến cảm nhận và thay đổi sắc mặt của trẻ. Sau một vài ngày làm quen, mẹ sẽ cảm nhận được tư thế nào khiến con thoải mái nhất, từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh- Bao lâu thì con đói?

Sau ngay khi sinh, mẹ cố gắng cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, duy trì việc bú sữa mẹ càng lâu càng tốt và nên ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Bởi sữa mẹ sẽ giúp bé có sức đề kháng tốt nhất, phòng ngừa được nhiều bệnh.

Nếu sinh mổ, mẹ không có sữa thì hãy thử dùng sữa tại ngân hàng sữa và hạn chế tối đa việc cho bé sử dụng sữa công thức trong 6 tháng đầu tiên. Mẹ ít sữa thì nên xem xét chế độ dinh dưỡng và có thể cho trẻ bú sữa mẹ xen kẽ sữa công thức.

cham soc tre so sinh

Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi khi bú chỉ bú được rất ít nên cứ 1-2 giờ, bé lại oe oe hay liên tục tém mẹ để mẹ biết con đói. Thông thường, một cữ bú trung bình kéo dài từ 15-30 phút. Nếu chưa có kinh nghiệm, mẹ có thể dựa vào đây để biết con no bụng hay chưa.

3. Các tư thế bú để trẻ không bị sặc sữa

3. 1. Tư thế vòng tay hình nôi

Tư thế này, mẹ ngồi trên ghế hoặc trên giường, sau đó đặt chân một chân lên chiếc ghế hoặc một mặt phẳng nào đó. Mẹ bế bé trong lồng ngực, cho bé xoay về phía mặt mẹ, vòng cánh tay hình nôi và phần đầu của con lên cánh tay. Đừng quên vòng tay còn lại xuống lưng và thân dưới của bé để chắc chắn hơn mẹ nhé.

cham soc tre sau sinh

3. 2. Tư thế nôi chéo 

Đây là tư thế cực hiệu quả khi chăm sóc trẻ sơ sinh khi có các vấn đề giấc ngủ. Thay vì để đầu bé tự vào cánh tay như tư thế vòng nôi, mẹ hãy sử dụng cả hai tay để cố định cơ thể của bé thêm vững chắc.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh- Cách vỗ ợ sau bú

Làm sao để bé ợ sau khi bú là một trong những điều mẹ quan tâm. Sau khi cho con bú xong, hãy bế bé ở tư thế vác vai hoặc bế chéo để bụng bé áp sát vào ngực mẹ. Mẹ vỗ lưng bé trong khoảng 5-10 phút để bé ợ hơi, dễ tiêu hóa hơn, tránh tình trạng ọc sữa hoặc trào ngược dạ dày do chức năng van giữa thực quản và dạ dày chưa hoàn thiện.

cham soc tre sau sinh

Khi bế vác trẻ sơ sinh để vỗ ợ, mẹ nên giữ phần đầu hoặc cổ thật chắc vì lúc này khung xương của bé còn rất yếu, tránh tình trạng vẹo cổ, chấn thương hoặc lệch cột sốt.

5. Cách thay tã cho trẻ

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng tã vải, tã giấy hoặc dùng xen kẽ hai loại đều được. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, mẹ chỉ cần lưu những điều sau là có thể thực hiện được:

  • Thời gian thay 3-4  tiếng 1 lần. Một số loại tã giấy cũng các vạch báo đầy tiểu, mẹ có thể nhìn vào vạch báo để biết khi nào tã đầy và cần thay cho con.
  • Sau khi bé tè đầy hoặc ị, mẹ nên thay luôn tã cho con. Vệ sinh sạch sẽ, lau khô bằng vải mềm theo hướng từ trước rau sau, tránh lau từ hậu môn lên bộ phận sinh dục vì sẽ khiến vi khuẩn lây nhiễm. Sau đó, dùng kem chống hăm tã hoặc để da thật khô mới mặc tã mới cho bé.

Lần đầu làm mẹ có nhiều bỡ ngỡ, mẹ nên chú ý để chăm sóc trẻ được tốt hơn!

Nguồn : bau.vn