Những lễ nghi cần thiết các mẹ cần biết vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

Tết Đoan Ngọ được xem là một dịp lễ lớn và quan trọng của người dân Việt Nam. Vậy vào ngày này cách cúng thế nào chuẩn nhất?

Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 (Âm lịch hàng năm) khi kết thúc vụ lúa Chiêm, bước vào đầu vụ mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ.

1. Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Người Việt cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết về ngày Tết Đoan Ngọ. Theo đó, khi sâu bọ phát triển nhiều, người dân không biết làm cách nào để có thể giải được nạn, thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio (bánh tro), trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đã đi mất. Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ, có người gọi là Tết Đoan Ngọ.

 

2. Cúng Tết Đoan Ngọ cần những gì?

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối… Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.

Thông thường, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên. Ngoài ra, có thể thêm cả cỗ cúng ngoài trời để cảm tạ trời phật, tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khỏe, tránh xa bệnh tật.

3. Nên cúng vào thời gian nào?

Thời gian thích hợp để cúng là từ 11h đến 13h. Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch.

4. Những điều kiêng kỵ trong Tết Đoan Ngọ?

Vứt giày dép lộn xộn

Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

Tránh để rơi tiền

Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.

Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.

Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ

Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.

Tránh dừng chân ở nơi âm u

Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Bài viết trên của Bau.vn chỉ mang tính chất chiêm nghiệm, tham khảo.

 

Nguồn : bau.vn

  • Thời tiết se lạnh xắn tay vào bếp làm món ốc xào cay siêu ngon

    Ốc xào cay là món ăn yêu thích của nhiều người, cách xào ốc cũng không phải quá khó, bạn hoàn toàn làm được ngon món ăn này tại nhà mình đấy.
  • Top 3 món ăn từ nồi chiên không dầu chế biến cực nhanh cho những ngày bận rộn

    Nếu bạn đang tìm một món với tiêu chí nhanh-gọn- đơn giản cho ngày bận rộn, thì Bau.vn giới thiệu tới bạn các món ăn từ nồi chiên không dầu đáp ứng được các yêu cầu đó.
  • Ốc chay xào sả ớt cho ngày rằm

    Ốc chay được làm từ nấm bào ngư và nấm mèo dai dai, sần sật được áo một lớp sả ớt thơm nồng cay cay lạ miệng và bắt cơm, phù hợp bữa cơm ngày rằm.                                                           Ốc chay xào sả ớt cho ngày rằm Nguyên liệu: – Nấm bào ngư: 200gr – Nấm mèo khô: 50gr – Sả, ớt mỗi thứ một ít – Gia vị: Bột ngọt, tiêu, xì dầu, dầu hào, hạt nêm chay Cách làm: Bước 1: – Nấm bào ngư xé thành miếng vừa ăn cỡ hai ngón tay, rửa sạch, vớt ra để ráo nước – Nấm mèo ngâm nước lạnh cho nở, rửa sạch cắt miếng dài cỡ lóng tay – Sả bóc bỏ phần vỏ già bên ngoài, ớt bỏ hạt, băm nhỏ Bước 2: – Trải từng cọng nấm bào ngư ra, cho nấm mèo vào giữa phần lá và cuộn chặt lại, dùng que xiên để cố định và xiên các miếng nấm lại với nhau. Làm lần lượt cho đến hết. […]
  • Cách làm bánh bao sữa ăn sáng thơm ngon, béo ngậy, ăn là mê tít

    Đã quá ngán với mì gói và bánh mì, bạn hãy thử làm bánh bao sữa tại nhà để ăn sáng. Cách làm đơn giản nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, sao không thử 1 lần?
  • Đừng làm thịt luộc, làm theo 2 cách chế biến thịt heo này vừa lạ miệng vừa không ngán

    Thịt heo là thực phẩm gần như phải có trong gia đình. Ngoài các món như luộc, rang, kho, bạn đã biết chế biến thịt heo theo 2 cách này chưa?
  • Cách làm bò sốt vang mềm ngon chuẩn vị

    Bò sốt vang là món ăn có nguồn gốc từ nền ẩm thực Pháp, nhưng đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Món ăn này hấp dẫn bởi hương vị đậm đà, thịt bò mềm mịn, thơm phức, hòa quyện cùng nước sốt vang đỏ đặc trưng. Bò sốt vang thường được dùng kèm với bánh mỳ hoặc cơm, là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm gia đình ấm áp.