Những lưu ý mẹ cần làm cho con ăn dặm giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi

Khi trẻ hết giai đoạn bú mẹ là lúc tập cho trẻ hình thành cách ăn dặm. Tuy nhiên cho con ăn dặm trong từng giai đoạn thì mẹ cũng cần lưu ý.

Trẻ trên 5 tháng tuổi cũng là lúc sữa mẹ không đủ để đáp ứng cho sự phát triển cơ thể của trẻ. Vậy nên giai đoạn bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 mẹ nên cho con ăn dặm và chuẩn bị những kiến thức kỹ lưỡng để bắt đầu một hành trình mới cùng con.

cho con ăn dặm

Những lưu ý khi cho con ăn dặm theo từng giai đoạn

1. Cho con ăn dặm giai đoạn từ 5.5 – 6 tháng

cho con ăn dặm

Ở giai đoạn này, các mẹ nên cho con bắt đầu tập ăn dặm muộn nhất là trước 7 tháng. Để đảm bảo thời gian ăn dặm, không cho con ăn quá sớm, sẽ ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa, không cho con ăn dặm quá muộn, bởi khi ấy con sẽ bị thiếu hụt về dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ có thể cho con ăn 1- 2 bữa/ngày, mục đích chính là luyện ăn cho trẻ con với những đồ ăn khác ngoài sữa.

6 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo rau chân vịt để bổ sung dinh dưỡng chất khoáng và vitamin cho bé một cách toàn diện nhất nhé.

Nguyên liệu nấu cháo rau chân vịt:

  • Gạo: 40g
  • Thịt bò: 40g
  • Cải bó xôi: 30g

Cách làm:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ 1:10 ( tức là 1 gạo : 10 nước)
  • 2 muỗng nhỏ cải bó xôi hấp nghiền nhuyễn, rây qua lưới (10 ml)
  • Cháo đã được nghiền nhuyễn đun trên bếp nhỏ lửa, rây qua lưới rồi trộn với cải bó xôi.
  • Tắt bếp, cho vào cháo nửa thìa cà phê dầu oliu hoặc dầu gấc nếu hợp khẩu vị của bé.

2. Giai đoạn 7 – 9 tháng

cho con ăn dặm

Từ 7 đến 9 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn ngày 2 – 3 bữa và cố gắng chia giờ cố định để con có một nếp ăn uống hoàn chỉnh. Cho bé ăn trái cây sẽ là lựa chọn hợp lý cho trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi, do trái cây sẽ bổ sung nhiều chất xơ và các vitamin. Nhưng, bạn cần lưu ý lượng trái cây, hoa quả khi cho trẻ ăn, nó phụ thuộc vào trọng lượng của bé và việc cơ thể bé đáp ứng tốt như thế nào khi dùng trái cây và rau.

Độ đặc của thức ăn có thể được tăng lên dần dần tùy theo mức độ cho phép của cơ thể em bé. Ngoài hoa quả ra mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua không đường không có các vị, nên chọn sữa chua trắng tinh khiết cho bé ăn để đảm bảo cho hệ tiêu hoá của bé.

Ở giai đoạn này mẹ có thể tham khảo cách nấu bột đậu hũ cà chua cho bé

Đậu hũ non tán nhuyễn hoặc xay thô để còn lợn cợn trong món bột, giúp bé tập nhai và tập phản xạ nuốt tốt hơn. Món ăn này giàu chất chống oxy hoá, bảo vệ tế bào, dễ nuốt và có vị chua nhẹ, phù hợp để tập chó bé tiếp xúc với vị chua ở giai đoạn này. Có thể giảm bớt lượng cà chua khi nấu, và bổ sung thêm phần cả chua giảm bớt bằng cà rốt luộc mềm xay mịn.

đậu hũ cà chua

Nguyên liệu:

  • 4 muỗng canh bột gạo (40g)
  • Cà chua (10g)
  • Đậu hũ non (40g)
  • 1 muỗng café dầu ăn cho bé (5ml)
  • Chén nước vừa đủ (250ml)

Hướng dẫn cách làm:

  • Bước 1: Đậu hũ non rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Cà chua rửa sạch, cắt miếng cau.
  • Bước 3: Phi thơm 1 muỗng cà phê tỏi băm với 1 muỗng canh dầu ăn rồi cho cà chua vào đảo đều tay. Nêm vào 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 chén nước, đảo đều cho tan gia vị, đun lửa vừa.
  • Bước 4: Khi cà chua chín mềm thì cho đậu hủ 1 muỗng cà phê bột ngọt vào, xốc đều, cho sốt cà chua hòa vào đậu hũ.
  • Bước 5: Đun thêm 1 phút thì tắt bếp múc ra tô.

3. Giai đoạn 10 tháng – 1 tuổi

 ăn dặm

Ở độ tuổi này, cơ thể của bé cũng đã dần lớn lên và cứng cáp hơn nên mẹ có thể cho bé ăn tất cả các loại thực phẩm và cố gắng thay đổi các món ăn để khẩu phần ăn của con thêm đa dạng hơn, không nên cho con ăn một vài món hay ăn đi ăn lại một món sẽ khiến bé nhanh chán và gây ra tình trạng biếng ăn.

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm 10 tháng tuổi, mẹ cũng nên chú ý tránh cho bé ăn các loại thực phẩm sau:

  • Hoa quả để nguyên miếng
  • Thịt dai, khó nhai, miếng to
  • Bỏng ngô
  • Các loại hạt
  • Mật ong
  • Sữa bò
  • Các loại bánh, kẹo, nước ngọt
  • Lòng trắng trứng

Trên đây là một số lưu ý khi cho con ăn dặm giai đoạn 6 – 12 tháng, các mẹ có thể thao khảo và áp dụng cho con mình để bé phát triển toàn diện một cách tốt nhất.

 

Nguồn : bau.vn