Những nguyên tắc an toàn cho trẻ mà bố mẹ cần biết

Cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc an toàn cho trẻ để dạy con biết tự bảo vệ bản thân, tránh khỏi một số tình huống nguy hiểm.

Dưới đây là 5 nguyên tắc an toàn cho trẻ cả ở nhà, trường học và nơi công cộng.

Nhớ tên và thông tin liên lạc

Đây là nguyên tắc hàng đầu liên quan tới sự an toàn của trẻ. Bố mẹ cần lưu ý dạy cho con tên và số điện thoại của bố mẹ để trong trường hợp khẩn cấp, trẻ có thể nhờ người khác gọi điện thoại báo cho bố mẹ. Ngoài ra nếu con có khả năng ghi nhớ, hãy dạy bé cả địa chỉ nhà, nghề nghiệp và nơi làm việc của bố mẹ. Hãy nhắc lại những điều này mỗi ngày để con có thể ghi nhớ, đồng thời dạy con trong trường hợp nào thì phải dùng đến nó và tìm cách tìm kiếm sự giúp đỡ ra sao.

Dạy con biết giữ khoảng cách và nói “không” với người lạ

Con trẻ ngay từ nhỏ nên biết rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào không bao giờ được đi theo người lạ mà chỉ nên đi theo những người mà bố mẹ tin tưởng như ông bà, cô chú… Hãy dạy con rằng nếu có ai đó nói “Bố mẹ cháu nhờ cô đưa cháu đến chỗ mẹ ngay lập tức”,“Đi theo cô/chú. Cô/chú sẽ dẫn cháu đến chỗ bố mẹ”, hay một câu đại loại là muốn đưa con đi nơi khác thì con hãy hỏi ngay “Tên bố mẹ cháu là gì? Công tác ở đâu?” và tuyệt đối không được đi theo người lạ.
Đặc biệt, trong trường hợp người lạ bắt được con thì hãy ngay lập tức cắn, đá, cào, cấu và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng cách hét thật to: “Cháu không quen cô/chú này. Cô/chú đang muốn bắt cháu đi. Hãy cứu cháu”… để nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

Những nguyên tắc an toàn cho trẻ khi ở nhà một mình

Trước hết bố mẹ cần cân nhắc xem trẻ đã thực sự ở nhà một mình được hay chưa. Sau đó hãy đưa ra một số nguyên tắc khi ở nhà một mình với trẻ:

  • Không tự ý nấu nướng hay sử dụng các vật dụng có thể gây nguy hiểm như: lò vi sóng, bếp ga, bếp điện…

nguyen tac an toan cho tre

 

  • Không trả lời điện thoại bàn hay mở cửa cho ai vào.
  • Không rủ bạn bè qua nhà.
  • Luôn đóng cửa sổ và cửa ra vào.
  • Không mở cửa cho bất cứ ai, trừ những người thân trong gia đình.
  • Không tự ý ra khỏi nhà
  • Gọi điện hoặc tìm cách liên lạc ngay với cha mẹ khi xảy ra bất kỳ sự việc hay sự cố nào.

Hạn chế tối đa những nguy cơ trẻ có thể té ngã tại nhà

Chiếm đến 44% trong các tai nạn hay xảy ra của trẻ và là nguyên nhân gây chấn thương phổ biến nhất, vì thế bố mẹ cần lưu ý

  • Đừng để đồ vật ở cầu thang
  • Bậc thang nên đủ sáng và được bảo trì kĩ càng.
  • Đảm bảo lan can luôn chắc chắn và khó leo trèo.
  • Nếu gia đình bạn sử dụng thảm, hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng thảm. Vứt bỏ hoặc sửa những tấm thảm bị mòn hoặc hư hỏng.

Đảm bảo lan can luôn chắc chắn và khó leo trèo.

  • Đặt đệm chống trượt dưới thảm
  • Chèn thêm gối vào các góc và cạnh bàn cho bàn. Dù nó không giúp chống trượt nhưng sẽ làm giảm khả năng bé bị thương.

Nguyên tắc an toàn trên đường

Trẻ em rất dễ gặp vấn đề về an toàn nếu không có người lớn đi kèm. Hãy luôn chú ý tới con và dạy con cách những quy tắc an toàn:

  • Phải nhìn sang hai bên trước khi sang đường, chỉ được sang đường khi không có xe cộ đang đi tới gần và có người lớn đi cùng
  • Không chạy nhảy gần đường
  • Dạy con nhận biết biển báo và đèn giao thông
  • Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: