Những sai lầm khi người Việt ăn thịt quá nhiều trong bữa ăn

Người Việt Nam ăn nhiều thịt vẫn bị thiếu máu và nhiều người còn bị mỡ máu. Vậy sai lầm nào khiến người Việt dễ mắc bệnh?

Thịt là một trong những thực phẩm quen thuộc trong mọi bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, việc ăn thịt quá nhiều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thích ăn thịt mỡ

Ít ai có thể ngờ tới phần nhiều chất dinh dưỡng nhất lại là thịt nạc, nhưng nhiều người lại nghiện ăn thịt mỡ hơn. Thịt mỡ vốn chứa nhiều axit béo, nếu tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng mỡ trong cơ thể. Về lâu dài, hàm lượng lipid trong máu tăng cao có thể gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Rã đông thịt sai cách

Theo thói quen, sau khi lấy thịt trong tủ lạnh ra ngoài, nhiều người thường ngâm luôn thịt vào nước để chúng mềm ra rồi đem nấu.

Tuy nhiên, cách này khiến lượng vi khuẩn gia tăng đồng thời làm hao hụt chất dinh dưỡng trong thịt. Nên hãy bọc một túi nilon quanh miếng thịt trước khi rã đông hoặc bảo quản thịt trong ngăn mát.

Ăn nhiều thịt, ít rau trong các bữa chính

Nếu chỉ tập trung vào các món trên bàn ăn mà quên mất chuyện bổ sung cả chất xơ từ rau củ, trái cây thì cơ thể sẽ chất chứa nhiều protein, gây dư thừa.

Hậu quả là không những gây ảnh hưởng tới cân nặng mà còn dẫn đến tình trạng táo bón, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng từ khi còn trẻ.

Thích ăn thịt hun khói

Thịt hun khói có chứa benzopyrene, đây cũng là một chất gây ung thư rất nguy hại. Do đó, bạn không nên ăn thường xuyên để tránh nguy cơ rước bệnh vào người.

Thường xuyên mua thịt chế biến sẵn về ăn

Khi chọn thịt, bạn nên chọn những miếng thịt tươi ngon, chưa qua chế biến. Đừng vì tiết kiệm thời gian mà mua sẵn những loại thịt đã chế biến, tẩm ướp ngoài hàng vì bạn sẽ không thể kiểm soát được hàm lượng muối mà người bán hàng đã cho vào thịt.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:
  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:
  • Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Sau bữa ăn, nhiều người Việt thường duy trì một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cần lưu ý:
  • Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…