Những tác dụng không ngờ của lá tía tô đối với sức khỏe bà bầu

Chúng ta thường biết tía tô như một loại lá gia vị dùng để nấu ăn và tốt cho sức khỏe. Cùng xem những tác dụng của tía tô với bà bầu là gì nhé!

Lá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến.Tuy nhiên, những tác dụng của lá tía tô với bà bầu dưới đây sẽ làm bạn bất ngờ.

Tác dụng của tía tô với bà bầu: giải cảm hiệu quả

Giải cảm là công dụng đầu tiên trong top những tác dụng lá tía tô với bà bầu. Phụ nữ bị cảm khi mang thai thường phải hạn chế dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu tới thai nhi, bà bầu dùng lá tía tô để giải cảm là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất.

tac dung cua tia to voi ba bau

Bà bầu có thể dùng là tía tô để nấu cháo hoặc đun lá tía tô cùng vỏ quýt và gừng để uống. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên dùng lá tía tô từ 2 – 3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không được uống nước tía tô dài ngày và không được dùng thay nước uống hằng ngày vì dễ dẫn đến tăng huyết áp.

Tía tô giúp giảm sưng phù tay chân

Phù chân tay thường xảy ra phổ biến ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy điều này không gây đau đớn bên ngoài, nhưng bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi vận động và vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

tac dung cua tia to voi ba bau

Trong trường hợp này, dùng lá tía tô sắc nước để ngâm chân sẽ giúp bà bầu loại bỏ được độc tố, thư giãn, hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp bà bầu ngủ ngon hơn.

Giảm cảm giác ốm nghén, khó chịu

Đa phần những người khi mang thai đều bị ốm nghén như: buồn nôn, kén ăn, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Để khắc phục tình trạng này bà bầu có thể sử dụng bài thuốc nam gồm:

20g tía tô; bạch truật, ngải diệp, phục long can, hoài sơn và đương quy 16g mỗi loại; cẩu tích, phòng sâm, liên kiều, liên nhục và cam thảo 12g mỗi loại; sơn trà và đỗ trọng 10g mỗi loại; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.

Sắc uống ngày 1 tháng giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn. Bà bầu lưu ý không được sử dụng trong thời gian dài để tránh những tác dụng không mong muốn.

Tác dụng của tía tô với bà bầu – hỗ trợ làn da sáng mịn

Quá trình mang thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vì thế thường khiến bà bầu bị nổi mụn trên mặt. Lá tía tô có thể giúp phụ nữ có thai khắc phục ngay tình trạng này.

tac dung cua tia to voi ba bau

Theo nghiên cứu, lá tía tô còn chứa các hợp chất như: xeton, aldehyde, furan, hydrocarbon. Hạt tía tô chứa tới 40% là chất acid alpha – linolenic, các axit béo chưa bão hoà. Các loại hợp chất này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây sưng, viêm. Nó còn đặc biệt tốt cho quá trình phục hồi tế bào, làm chậm quá trình lão hoá.

Giã lá tía tô lấy nước rồi thoa lên vùng da bị mụn, để khoảng 20 – 30 phút cho tinh dầu tía tô thấm vào da rồi rửa sạch bằng nước ấm. Ngoài ra, dùng lá tía tô để tắm cùng giúp trị mụn và làm da săn chắc hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.