Những trò chơi rèn luyện trí thông minh mà bố mẹ nên chơi cùng con

Một trong những hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ chính là vui chơi. Tuy nhiên nên chọn trò chơi nào vừa lành mạnh vừa bổ ích là một vấn đề đáng lưu tâm. Dưới đây là gợi ý 8 trò chơi giúp phát triển trí thông minh của bé ngay từ khi còn nhỏ.

Những trò chơi rèn luyện trí thông minh mà bố mẹ nên chơi cùng con

1. Người chỉ huy

Những trò chơi rèn luyện trí thông minh cho trẻ đầu tiên phải kể đến trò người chỉ huy. Trong hoạt động này, con sẽ được phụ trách một nhiệm vụ. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học được nhiều hơn khi bố mẹ để trẻ quyết định chứ không phải làm theo lời. Ngoài ra, con sẽ tập trung hơn và có thể học hỏi thêm về thế giới xung quanh khi chơi với bố mẹ tùy vào khả năng thích ứng của bé.

Bố mẹ hãy để cho con tự do làm theo ý muốn. Đôi lúc cũng nên dẫn dắt và hỏi bé một vài câu trong lúc thực hiện.

2. Thay trang phục

Trò chơi thay trang phục làm phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo và thậm chí kiểm soát sự nóng nảy. Những khả năng này rất quan trọng khi trẻ lớn lên. Lúc con mặc trang phục khác, bé sẽ có cảm giác vượt ra khỏi bản thân mình.

Bố mẹ hãy khuyến khích con thử bộ trang phục mà bạn đã chuẩn bị cho trò chơi tiếp theo và quan sát trí tưởng tượng của con bay cao như thế nào.

3. Chơi trò nấu ăn

Hãy cho bé một cái nồi và một chiếc thìa để bé tự nấu ăn. Tuy chỉ là đồ chơi nấu ăn nhưng con không những vẫn rất vui vẻ mà còn phát triển được những kỹ năng trước khi biết đọc, biết viết.

Nếu trẻ muốn có cảm giác đang nấu ăn thật thì bạn hãy thử lấy miếng bọt biển để giả làm một miếng sandwich và thẻ bài có thể làm thịt gà. Lưu ý là bạn hãy tránh những vật nhỏ như hạt đậu vì chúng có thể khiến trẻ nghẹt thở.

trò chơi rèn luyện trí thông minh

4. Trốn tìm

Trò chơi lâu đời này được xem là cách thú vị nhất để trẻ phát triển khả năng định hướng, vẽ bản đồ và các kỹ năng không gian. Người tìm kiếm phải hình dung về cách bố trí của sân chơi, đặt giả thuyết về những nơi khác nhau để tìm được người trốn, tìm ra cách để đạt được điều đó, sau đó tạo ra một bản đồ tưởng tượng mới về vị trí mới và định hướng lại.

Nếu trẻ không biết cách đi tìm, bố mẹ hãy thử giấu thú nhồi bông dưới gối trong khi con đang quan sát và sau đó sau đó yêu cầu con đi tìm. Lúc này con sẽ tự hào và ngạc nhiên khi tìm được cũng như biết cách dự đoán vị trí.

5. Trò chơi gạch/hình khối

Gạch được xem là đồ chơi lâu đời nhất trên thế giới. Chúng giúp trẻ phát triển khả năng trải nghiệm và xây dựng giả thuyết. Trong lúc chơi, các con sẽ đặt những câu hỏi như “Điều gì sẽ xảy ra nếu đặt khối lớn lên trên một khối nhỏ?”. Sau khi trải nghiệm, con sẽ hiểu ra “Khi đặt khối lớn lên khối nhỏ, nó sẽ bị đổ”.

Đây là loại thử nghiệm làm cơ sở cho tư duy khoa học. Chơi với các hình khối cũng giúp khuyến khích sự phát triển định hướng ngôn ngữ. Việc chơi các khối sẽ giúp trẻ học các từ như: “lên”, “xuống”, “dưới”, “qua”, “trong”, “ngoài”…

trò chơi rèn luyện trí thông minh

Bố mẹ hãy tạo ra nhiều thách thức hơn cho bé với các hình dạng, trọng lượng và màu sắc gạch khác nhau.

6. Cát và nước

Một xô nước, chậu cát, vài cái xô và muỗng xúc có thể làm cho con say mê trong nhiều giờ và bé cũng có cơ hội để học về khối lượng và kết cấu, chất lỏng và chất rắn. Hơn nữa, đây là một trò chơi vô cùng thú vị và rèn cho con bạn sự kiên nhẫn khi trẻ phải bình tĩnh đổ nước vào lỗ đã đào một cách cẩn thận mà những cái lỗ vẫn tiếp tục biến mất.

Bố mẹ hãy thử hỏi những câu đề tài mở, ví dụ như “Sao những cái cây con cắm trên cát có thể tự nó đứng được vậy nhỉ?” rồi cùng con đi tìm câu trả lời. Đảm bảo con bạn sẽ rất thích thú đấy!

7. Buộc dây giày

Cách thực hiện rất đơn giản: hãy vẽ hình một đôi giày lên tấm bìa rồi dùng kéo đục vài lỗ ở vị trí xỏ dây giày. Tiếp theo, bạn luồn 2 sợi dây vào tấm bìa như hình vẽ và hướng dẫn con cách thắt dây giày. Trò chơi này không chỉ khiến con chơi cả giờ không chán mà còn rất thực tế, rèn luyện khả tăng tự lập từ những thứ nhỏ nhất như tự đi giày.

8. Xác định khối lượng

Việc lấy ví dụ minh họa thực tế như trong hình sẽ giúp con nhớ các đơn vị đo khối lượng nhanh và dễ dàng hơn. Cha mẹ hãy lấy các túi zip, cho vật nhỏ vào trong túi như gạo hoặc bột rồi ghi khối lượng lên mặt túi. Sau đó, bạn yêu cầu con so sánh sự khác biệt về trọng lượng để trẻ tự nhận biết.

Nguồn : Sức khỏe công động