Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị an toàn

Hiện nay, một số phụ nữ sau sinh bị dị ứng nổi mề đay và hiện tượng này đã ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống cũng như khiến cho phụ nữ cảm thấy rất khó chịu trong đời sống hằng ngày.

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh được cho rằng là do rất nhiều yếu tố tác động vào sự thay đổi nội tiết tố và cần được tìm hiểu kỹ càng để có hướng điều trị hiệu quả. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nổi mề đay sau sinh là gì?

nổi mề đay sau sinh

Theo định nghĩa từ các chuyên gia, nổi mề đay (hay mày đay) sau sinh là một dạng phản ứng viêm của da hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân trung gian gây dị ứng là histamin. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở các sản phụ mới sinh được 1 – 3 tháng, nhất là những mẹ đẻ mổ. Vị trí nổi mề đay thường thấy nhất là ở bụng và đùi. Tệ hơn có người bị nổi khắp cả người lẫn mặt gây cảm giác khó chịu vô cùng.

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Sau sinh, men gan của chị em bị tăng lên, nhiều chị em ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng hoặc khó tiêu khiến cho gan nhiệt, thiếu máu, phát độc và dẫn đến bị nổi mề đay. Mặt khác, lượng máu trong cơ thể sụt giảm trong khi nhu cầu máu tăng lên do trẻ cần được bú mẹ và cơ thể của người mệ cũng cần có thêm khí huyết để nhanh chóng hồi phục. Không những thế, bị nổi mề đay sau sinh còn do cơ thể phụ nữ còn yếu nên dễ nhiễm gió độc và gan không thể lọc được khí độc.

Bên cạnh đó, hiện tượng nổi mề đay sau sinh là do quá trình sinh đẻ khiến cho nội tiết phụ nữ thay đổi, khả năng miễn dịch của cơ thể thấp nên dễ nhạy cảm, sức khỏe yếu hơn bởi vừa trải qua quãng thời gian dài để mang thai và sinh nở.

Triệu chứng nổi mề đay sau sinh

  • Ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa
  • Nổi sẩn phù màu hồng hoặc nhạt, cao hơn vùng da xung quanh, kích thước to nhỏ khác nhau, ấn vào thấy chuyển sang màu trắng
  • Sưng phù từng mảng trên da nếu bị nặng (có thể thấy rõ ở mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục)
  • Phần da vùng bị ảnh hưởng trông khá thô ráp, đôi khi có vảy.

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Nổi mề đay sau sinh thường tự khỏi sau 6 – 8 tuần. Nếu chăm sóc tốt mẹ sẽ còn mau khỏi hơn. Tuy nhiên thời gian bình phục còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn: cơ địa của sản phụ, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, nguyên nhân gây bệnh và cả những bệnh lý mắc kèm nữa.

Cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh

1. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc nhất là trà hoa cúc có tác dụng chữa bị nổi mề đay khắp người rất tốt. Uống trà thảo mộc sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, làm dịu da và đạt hiệu quả cao khi bạn uống trà nóng. Bạn cũng có thể tận dụng bã trà để đắp lên các vùng da bị nổi mề đay sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh.

Một số trà thảo mộc khác như táo gai, cam thảo, trà gừng, nước ép tía tô… cũng có tác dụng thanh lọc và giải độc rất tốt đối với chị em bị nổi mề đay sau khi sinh.

2. Tắm nước thảo dược

Tắm nước thảo dược

Chị em cũng có thể dùng bưởi, gừng, hương như, xả, tía tô, lá khế,… để làm nguyên liệu nấu nước tắm. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý tránh gió trong khi tắm.

3. Chườm ấm

chườm ấm

Đây được xem là phương pháp chữa nổi mề đay tạm thời nhưng nhanh chóng. Khi thấy có hiện tượng nổi mề đay trên da, chị em hãy dùng túi chườm đắp lên vùng da bị ngứa để giảm bớt tình trạng sưng ngứa. Hoặc chị em cũng có thể dùng nắm muối rang gói vào một tấm vải sạch để chườm lên vết nổi mề đay.

4. Bã mướp đắng xay

Bã mướp đắng xay trị nổi mề đay sau sinh

Mướp đắng có tính hàn và vị đắng, không độc nên khi dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da đồng thời làm cho da trở nên mịn màng hơn. Không những vậy, loại quả này còn có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, thanh nhiệt rất tốt. Chị em chỉ cần chuẩn bị khoảng 1kg mướp đắng xay nhỏ và lấy bã đắp vào những chỗ nổi mề đay trong khoảng 1 giờ sẽ giảm đáng kể hiện tượng này.

5. Cây kinh giới

Cây kinh giới trị nổi mề đay sau sinh

Cây kinh giới có chứa tinh dầu nóng cùng các chất có tính hàn có tác dụng làm ấm và giảm nhanh những dấu hiệu của bệnh nổi mề đay. Chị em hãy lấy toàn bộ cây kinh giới (bỏ rễ) đem rang nóng với muối cho đến khi vàng thì cho vào 1 chiếc khăn hoặc tấm vải để chườm nóng trực tiếp lên vùng da đang bị nổi mẫn đỏ cho tới khi hết nóng bạn lại bỏ vào rang nóng lại rồi tiếp tục chườm cho đến khi hết ngứa.

6. Ngải cứu

Ngải cứu

Cây ngải cứu chữa trị bệnh nổi mề đay rất hiệu quả và an toàn nên bạn có thể dùng thân, lá ngải cứu đem rang nóng và chườm lên vùng da bị bệnh cho đến khi hết ngứa thì thôi.

7. Bột yến mạch

Bột yến mạch

Với đặc tính chống viêm, bột yến mạch sẽ làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy hiệu quả. Cách dùng là hòa bột yến mạch vào nước ấm sau đó đắp hỗn hợp lên vùng da bị ảnh hưởng tầm 15 phút. Chú ý nhiệt độ nước không quá cao sẽ gây phản tác dụng.

8. Gel nha đam (lô hội)

gel lô hội

Gel lô hội khá lành tính và có tác dụng làm dịu, bạn có thể dùng gel có sẵn hoặc tự làm gel lô hội tại nhà. Bí quyết là đắp gel lên vùng da bị ảnh hưởng tầm 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, cảm giác ngứa ngáy sẽ tan biến tức thì.

9. Giấm táo

giấm táo

Giấm táo có tác dụng kháng histamin nên giảm viêm rất tốt. Bạn chỉ việc hòa 1 phần giấm táo vào 1 phần nước, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên da. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

Nguồn : bau.vn