Phải làm sao khi trẻ đã 2 tuổi vẫn chưa biết nói?

Trẻ được coi là chậm nói khi ở giai đoạn 18 đến 35 tháng tuổi, trẻ có thể hiểu những điều mà người lớn nói nhưng lại có vốn từ vựng hạn chế nên không diễn đạt được hết suy nghĩ của mình khi giao tiếp. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói?

1. Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không?

Thực tế là có khoảng 15% số trẻ em ở giai đoạn 2 tuổi bị chậm phát triển khả năng nói. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ 2 tuổi chưa biết nói. Bố mẹ hãy bình tĩnh và tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, từ đó đưa ra những phương pháp hỗ trợ phù hợp và trong trường hợp cần thiết thì đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

2. Bạn cần làm gì khi trẻ 2 tuổi chậm nói?

Thường xuyên tương tác với trẻ hằng ngày

Mỗi ngày, bố mẹ hãy dành ra những khoảng thời gian nhất định để quan sát, theo dõi và tương tác với trẻ. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ nên lưu ý quan sát con thật kỹ để biết con hứng thú với điều gì, con thường xuyên nhìn vào đồ vật nào và thích chơi những món đồ chơi nào. Lúc này, bố mẹ hãy gọi tên những thứ đó và trò chuyện với trẻ về những đồ vật đó. Điều này sẽ giúp thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn.

Trước tiên, bạn có thể tạo cho con môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị. Người nhà nên tiếp xúc, nói chuyện với bé nhiều hơn, thường xuyên mỉm cười cũng là một cử chỉ quan trọng mang tính động viên tích cực khi giao tiếp với bé.

Bạn nên cho trẻ tham gia các trò chơi mang tính tập thể, có các bé cùng độ tuổi, để giúp con tăng khả năng tương tác. Hơn nữa, trẻ nhỏ giao tiếp cùng nhau sẽ dễ dàng tiếp thu, học lỏm các kỹ năng của nhau nhiều hơn.

bố chơi đồ chơi với con traiBố mẹ hãy tương tác với trẻ càng nhiều càng tốt.

Bố mẹ cũng nên gọi tên những hành động mà bố mẹ và trẻ đang làm, ví dụ như: “Con đang đi tới ghế sofa này” hoặc “Mẹ đang nấu cháo cho bé ăn nè”. Những hành động này tuy nhỏ nhưng khi bố mẹ kiên trì thực hiện lâu dài thì sẽ có thể đem đến những tác động tích cực tới quá trình học nói của trẻ.

Viết nhật ký về việc giao tiếp của trẻ

Trong cuốn nhật ký này, bố mẹ hãy ghi chép lại những thay đổi nhỏ nhất trong cách bé giao tiếp mỗi ngày, ví dụ như quay mặt và xoay đi để nói con không thích điều gì nó hay vừa lắc đầu vừa nói “không”…

Bố mẹ cũng nên ghi lại những điều mà trẻ muốn diễn đạt, hay còn gọi là ý định giao tiếp của trẻ. Ví dụ như khi trẻ giơ tay để bày tỏ ý muốn bố mẹ bế con lên, bố mẹ hãy nói đầy đủ cả câu cho trẻ biết (ví dụ: “Mẹ bế con lên nhé”).

Việc ghi chép này sẽ giúp bố mẹ theo dõi tiến trình phát triển của trẻ một cách dễ dàng hơn. Nếu trẻ phát triển chậm hơn so với những gì bố mẹ dự kiến, hãy xem xét tìm đến những phương pháp khác để hỗ trợ cho trẻ.

Đọc sách và kể chuyện cùng trẻ thường xuyên

Việc bố mẹ đọc sách và kể chuyện cho trẻ có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Trong quá trình nghe bố mẹ đọc sách, trẻ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều từ vựng mới. Những câu chuyện thú vị cũng sẽ khiến trẻ thích thú

Bé thông minh hơn nhờ đọc sách

Đọc sách cho con nghe

Để dạy trẻ chậm nói phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn, bạn nên gọi tên từng hoạt động khi thực hiện cùng trẻ. Ví dụ “thay áo”, “tắm”, đi ngủ” để trẻ tiếp thu từng chút một.

Đồng thời bạn hạn chế việc cho con xem ti vi, chơi điện thoại, bé không nên chơi quá 2 giờ/ngày. Đây là các hoạt động khiến con tiếp thu ngôn ngữ thụ động, đánh mất sự chủ động mở lời, nói trong giao tiếp.

Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói khắc phục nhược điểm này là bạn nên đọc sách cho con nghe thường xuyên mỗi tối để bồi đắp vốn ngôn ngữ.

3. Khi nào bạn nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám?

Thực tế, nhiều phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để chữa chứng chậm nói ở trẻ 2 tuổi. Việc can thiệp và điều trị trẻ chậm nói ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng, có thể giúp rút ngắn thời gian và gia tăng hiệu quả điều trị.

Do đó, khi thấy con có những biểu hiện chậm nói ở trên, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, giúp trẻ phát triển kỹ năng nói, giao tiếp thành thục hơn.

Nguồn : bau.vn