Ra máu khi mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến và không phải lúc nào việc chảy máu âm đạo trong thai kỳ cũng có nghĩa là thai nhi đang có những vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu âm đạo vào bất cứ lúc nào trong thai kỳ, Bau.vn khuyên bạn tới các bệnh viên để thăm khám.
Những nguyên nhân dẫn tới ra máu khi mang thai
Khi mang thai 12 tuần đầu (tam cá nguyệt thứ nhất), chảy máu khi mang thai rất có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung (khi thai làm tổ bên ngoài tử cung, thường ở vòi trứng). Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị ra máu ở giai đoạn này của thai kỳ vẫn có thai bình thường, mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.
1. Do thay đổi trong tử cung
Các tế bào trên cổ tử cung thường thay đổi trong thời kỳ mang thai và chúng dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo. Đặc biệt, xảy ra sau khi quan hệ tình dục trong thai kỳ. Sự thay đổi này được gọi là “sự phát triển cổ tử cung”, là một thói quen vô hại bạn không cần quá lo lắng tới chúng.
Tuy nhiên, có một vài thay đổi trong cổ tử cung gây ra tình trạng chảy máu âm đạo trong thai kỳ vô cùng nguy hiểm, đó chính là nhiễm trùng âm đạo. Khi đó, bạn có thể thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.
2. Ra máu khi mang thai do nhau bong non
Đây là tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai bắt đầu ra khỏi thành tử cung. Nhau bong non thường gây ra tình trạng đau dạ dày, ngay cả khi không chảy máu âm đạo. Nếu tình trạng nhau bong non xảy ra gần với ngày dự sinh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sẽ sinh sớm hơn dự tính.
3. Rau máu khi mang thai do vỡ tử cung
Trong một số trường hợp hiếm hoi, vết sẹo do sinh mổ trước đó có thể bị rách khi bạn mang thai. Vỡ tử cung có thể đe dọa tính mạng, do đó cần phải mổ lấy thai khẩn cấp để mẹ và bé an toàn.
4. Hiện tượng nhau thai bám thấp
Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung thay vì bám ở đáy tử cung. Tình trạng này có thể sẽ hết khi tuổi thai dần lớn dần và tử cung phát triển về phía đáy để kéo theo bánh nhau lên cao.
Nhau thai bám thấp có thể dẫn đến tình trạng ra máu khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Máu ra có màu đỏ tươi, khi ra ngoài thì đông lại thành cục nhưng lại không gây tình trạng đau bụng. Do bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi, nên hầu hết các trường hợp nhau thai bám thấp đều phải sinh mổ thay vì sinh qua ngả âm đạo.
Phải làm gì nếu bị rau máu khi mang thai?
Chảy máu âm đạo trong thời gian nào của thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của sức khỏe, tốt nhất bạn không nên chủ quan. Hãy ghi lại lượng máu và loại máu, ví dụ: hồng, nâu hoặc đỏ; mịn hoặc nhiều cục máu đông để có thể tự theo dõi. Đặc biệt, khi này bạn cần lưu ý không sử dụng băng vệ sinh hoặc quan hệ tình dục khi đang chảy máu.
Bạn nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh tập thể dục và vận động mạnh, liên hệ cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây bởi những dấu hiệu này chính là triệu chứng khi bị sẩy thai hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác:
- Đau dữ dội hoặc chuột rút dữ dội ở vùng bụng dưới
- Chảy máu nhiều, đau hoặc không đau
- Tiết dịch từ âm đạo có chứa mô
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Sốt hơn 38 độ C trở lên hoặc ớn lạnh
Ra máu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và thai nhi. Do đó, không nên chủ quan mà cần chủ động tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
Nguồn : bau.vn