Rách âm đạo trong khi sinh: Những điều mẹ cần biết để chăm sóc sức khỏe sau sinh

Rách âm đạo là tình trạng khá phổ biến mà các mẹ gặp phải khi chuyển dạ để em bé ra đời dễ dàng hơn. Để loại bỏ nỗi lo mẹ cần biết tường tận về vấn đề này cũng như cách chăm sóc vết rách sau sinh.

Mọi người phụ nữ khi mang thai đều cần biết trước nguy cơ về vấn đề này và đừng quá lo lắng về nó bởi vì đây điều hay xảy ra với các bà bầu trong quá trình chuyển dạ. Rách âm đạo không quá đáng lo nếu bạn biết những điều này.

Thế nào là rách âm đạo khi sinh?

Rách âm đạo khi sinh con là vết rách ở vùng đáy chậu hay con gọi là tầng sinh môn (khu vực ở giữa âm đạo và trực tràng). Khi chuyển dạ sinh con, âm đạo phải kéo giãn đủ rộng để cho em bé có thể đi ra ngoài. Đối với một số sản phụ, việc âm đạo kéo gianx không gây bất cứ vấn đề gì, nhưng cũng có người gặp phải tình huống rách âm đạo.

rach am dao

Hầu hết các bà mẹ sinh con đầu lòng sẽ có khả năng gặp vấn đề này nhiều hơn so với những bà mẹ từng sinh con, vì các bộ phận sinh dục ít linh hoạt hơn. Những yếu tố khác làm cho âm đạo bị rách chính là mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc chuyển dạ nhanh khiến các mô có ít thời gian để thích ứng hay kéo giãn để em bé chui ra ngoài. Ngoài ra, ngôi thai cũng là nguyên nhân khiến bạn rách âm đạo, nhất là ngôi thai mông (đầu hướng lên trên, mông hướng xuống dưới) gây nhiều sức ép lên âm đạo của người mẹ.

Các mức độ rách

Có 4 mức độ rách nhưng ở mức độ nào mẹ bầu cũng chịu đau. Khi bị rách mẹ bầu sẽ phải khâu một số mũi và các cơ co thắt hậu môn cũng bị ảnh hưởng.

Mức độ 1: Vết rách chỉ dài đến thành âm đạo, không ảnh hưởng đến cơ. Khi đó, bác sĩ thường chỉ định không lại âm đạo bằng 1 vài mũi để cố định.

Mức 2: Vết rách này thường xuyên nhất, gây ảnh hưởng đến thành âm đạo và sâu 1 chút vào mô của âm đạo. Lúc này, mẹ bầu sẽ phải khâu nhiều mũi hơn và sẽ phải chịu đau hơn nữa.

Mức độ 3: Rách sâu hơn vào âm đạo và các cơ của cơ co thắt hậu môn. Trong trường hợp này, mẹ bầu phải khâu từng lớp riêng biệt, khâu kín lớp cơ để hỗ trợ cơ thắt hậu môn.

Mức độ 4: Vết rách đi sâu, bao gồm tình trạng của cả 3 mức độ trên và rộng qua thành ruột. Vết rách này khá phức tạp cần được chữa trị cẩn thận để không để lại biến chứng. Nhưng may mắn, tình trạng này rất ít khi xảy ra với bà bầu. Trên thực tế, mức độ thứu 3 và thứ 4 chỉ xảy ra khi em bé bị mắc lại ở âm đạo, sinh khó cần phải sử dụng hút chân không và kẹp thai nhi.

rach am dao

Phục hồi sau sinh như thế nào?

Nếu mẹ bầu chỉ bị rách âm đạo ở mức độ 1 hoặc 2, bạn chỉ thấy khó chịu từ 1-2 tuần, đặc biệt là khi ngồi thẳng lưng. Ngoài ra, việc đi vệ sinh hoặc có những hành động gây áp lực xuống bộ phận dưới cơ thể như ho, hắt hơi cũng có thể khiến bạn đau. Vào tuần thứ 2, vết rách sẽ dần liền lại và chỉ khẩu sẽ tự tan đi.

Thế nhưng đối với mẹ bầu rách ở mức độ 3,4 thì việc phục hồi phải mất nhiều thời gian hơn. Cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài từ 3-4 tuần tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Những vết rách nghiêm trọng sẽ làm tổn thương âm đạo, ruột thẳng có thể dẫn đến rối loạn chức năng khung sàn chậu, dạ con và liên quan đến vấn đề bài tiết.

Làm sao để tránh tình trạng rách âm đạo khi sinh con?

Để tránh rách âm hộ, trong quá trình sinh con, mẹ nên cố gắng giữ các tư thế ít gây áp lực lên ruột và sàn âm đạp. Các tư thế nằm nghiêng, tập các động tác squat thẳng lưng. Tư thế đặt tay trên đầu gối và nghiêng người về phía trước có thể làm giảm tình trạnh rách vùng đáy chậu.

rach am dao

Trước sinh khi 4-6 tuần, mẹ nên massage vùng đáy chậu 10-15 phút mỗi ngày để phần dưới âm đạo có thể làm mềm các mô, giúp vùng kín linh hoạt hơn khi chuyển dạ.

 

 

 

Nguồn : bau.vn