Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn thận, nếu không khéo có thể khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu gây nhiễm trùng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi chào đời từ 7 đến 10 ngày, rốn trẻ sơ sinh sẽ tự rụng và liền sẹo trong một vài ngày kế tiếp. Thế nhưng trong quá trình chăm trẻ, rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu khiến nhiều mẹ lo lắng. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng của rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Bộ phận rốn rất dễ bị chảy máu và nhiễm trùng. Do vậy, bố mẹ cần giữ vệ sinh và để cuống rốn luông khô thoáng. Vì vậy, hiện tượng rốn trẻ chảy máu không quá nguy hiểm, chỉ cần phương pháp chăm sóc hợp lý thì rốn sẽ nhanh chóng khô và bình thường trở lại. Trong trường hợp thấy rốn rỉ máu, chảy máu, rốn hôi, chảy nước vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, rốn có u hạt to, rốn rụng nhưng vẫn chưa khô… nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời. Khi thấy rốn của con bạn bị chảy máu kèm theo mủ và nước, đây là trường hợp bị viêm nhiễm nặng và có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
- Băng rốn của trẻ bị ẩm ướt tạo điều khiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng và chảy máu.
- Quá trình vệ sinh rốn quá mạnh, gây xước dẫn đến chảy máu.
- Côn trùng xâm nhập và cắn vào rốn gây chảy máu.
- Do quá trình bong tróc vảy nên chảy máu.
- Mắc một số bệnh lý ở rốn.
Cách khắc phục
Cha mẹ nhẹ nhàng dùng tăm bông chấm máu ở vùng cho khô. Giữ rốn và vùng da xung quanh của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ và khô thoáng. Không tự ý cạy các mảng bám trên rốn trẻ sơ sinh vì sẽ gây chảy máu. Không bịt rốn quá kín để giúp rốn luôn khô ráo và tránh nhiễm trùng. Cho bé tắm bằng nước ấm từ 1 đến 2 lần/ngày, không nên dùng sữa tắm hoặc dầu thơm để vệ sinh rốn của trẻ sơ sinh.
Lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
- Sử dụng dung dịch sát trùng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh.
- Phải sát trùng những dụng cụ vệ sinh.
- Dùng tăm bông thấm khô máu.
- Rửa sạch tay bằng dung dịch khử trùng trước khi vệ sinh rốn cho trẻ.
- Thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho trẻ.
- Chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi không gây ảnh hưởng đến rốn.
- Giữ rốn và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ và khô thoáng
- Không cạy các mảng bám trên rốn trẻ.
- Không bịt rốn quá kín.
Nguồn : bau.vn
Tags: Bệnh về rốn ở trẻ