Rong kinh sau sinh mổ có nguy hiểm không và những điều mẹ cần biết

Phụ nữ sau sinh mổ thường bị rong kinh, việc kinh nguyệt kéo dài khiến chị em cảm thấy khó chịu và bất tiện trong cuộc sống.

Rong kinh sau sinh mổ là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải do tử cung bị tổn thương trong quá trình sinh. Cùng Bau.vn tìm hiểu vấn đề này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như thế nào nhé!

1. Tại sao sau sinh mổ bị rong kinh?

Thường sau khi sinh, tùy thuộc vào cơ địa mà thời gian có kinh trở lại ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình khoảng 6 tháng phụ nữ sẽ có kinh lại sau khi sinh Trong quá trình mang thai và sinh nở có sự tác động lớn, khiến cho hàm lượng hormone của cơ thể thay đổi nên có thể chu kỳ sau sinh không giống như trước. Hiện tượng rong kinh sau sinh xảy ra là do cơ thể tự đào thải máu và mô thừa trong tử cung ra bên ngoài.

rong kinh sau sinh mo

Các nguyên nhân có thể dẫn tới rong kinh:

  • Lớp niêm mạc tử cung dày lên nên khi tới kỳ kinh nguyện, thời gian bong tróc lâu hơn. Đây là ly do dẫn đến rong kinh và ngày kinh kéo dài hơn bình thường.
  • Dùng thuốc tránh thai khiến rối loạn nội tiết tố và kinh nguyệt ra nhiều hơn.
  • Buồng trứng và tử cung bị tổn thương nên có hiện tượng chảy máu.
  • Bạn mắc một số bệnh lý: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng….

2. Khi nào rong kinh sau sinh mổ là bất thường?

Biểu hiện của rong kinh bình thường:

  • Thời gian thường xảy ra dưới 15 ngày.
  • Máu kinh đỏ tươi kèm theo cục máu đông, chỉ cần dùng băng vệ sinh thường ngày là đủ thấm, lượng máu không nhiều.
  • Chảy máu khi vận động hoặc thay đổi tư thế ngồi, nằm.

 

rong kinh sau sinh mo

Khi rong kinh có các dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn:

  • Các cục máu đông to bất thường, lượng máu chảy nhiều, không thể dừng lại hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cơ thể thấy ớn lạnh, nhịp tim bị loạn.
  • Thị lực kém hơn bình thường.
  • Người đổ nhiều mồ hôi.
  • Buồn nôn, chóng mặt và dễ chóng mặt, ngất xỉu do huyết áp thấp.

3. Hiện tượng rong kinh có nguy hiểm không?

Trên một phương diện nhất định thì dù ít nhiều cũng ảnh hưởng đến người phụ nữ. Rong kinh kéo dài, cơ thể sau sinh vốn đã rất yếu ớt lại mất đi lượng máu khá lớn nên sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu máu. Biểu hiện bởi các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu….

Ngoài ra, khi ra nhiều máu kéo dài khiến cho vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt nên dễ sinh sôi các loại nấm, gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Cuộc sống sau sinh có nhiều thay đổi, nuôi con nhỏ tốn nhiều thời gian khiến chị em dễ chủ quan, không phát hiện kịp thời để điều trị. Lâu dần, chúng trở thành tác hại lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ quan sinh dục khiến chị em phải đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm.

Cuối cùng, rong kinh kéo dài khiến chị em căng thẳng, mệt mỏi và cáu gắt. Điều này khi kết hợp với các yếu tố bên ngoài dễ dẫn đến trầm cảm vì thế càng khó khăn hơn nữa.

rong kinh sau sinh mo

4. Làm gì khi bị rong kinh?

Hãy giữ tinh thần lạc quan bằng cách thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, thiền… để cơ thể và tâm trạng được thoải mái.

Vệ sinh vùng kín thường xuyên để tránh viêm nhiễm.

Nếu căng thẳng hay mệt hỏi hãy trao đổi thẳng thắn với chồng để không bị áp lực.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

 

Nguồn : bau.vn

Tags:

  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.