Sa tử cung: Những điều mẹ bầu cần biết sau sinh

Sa tử cung (còn gọi là sa sinh dục) là tình trạng mà các cơ quan vùng chậu bị dịch chuyển khỏi vị trí giải phẫu thông thường của nó. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ đã sinh nhiều con, đã trải qua thời kỳ mãn kinh, thường hút thuốc hoặc bị thừa cân.

Sa tử cung là gì?

Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ đầy đủ cho tử cung. Tử cung sa vào trong âm đạo.

Sa tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh và có một hoặc nhiều lần sinh con ngả âm đạo.

Sa sinh dục có thể gây tình trạng tử cung sa xuống, thò âm đạo, hoặc lộ ra ngoài âm đạo, và mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Nguyên nhân gây nên sa tử cung

Việc sinh con là nguyên nhân chính yếu gây nên sa sinh dục. Trên đường xuống âm đạo, em bé có thể kéo căng và xé rách các mô nâng đỡ cũng như cơ sàn chậu. Do đó, khi người phụ nữ càng sinh nhiều con qua ngả âm đạo thì càng có nguy cơ cao bị sa sinh dục.

Ngoài ra, một số thứ khác cũng có thể gây nên áp lực cho cơ quan vùng chậu và cơ sàn chậu, dẫn đến sa sinh dục là:

  • Ho mãn tính (Khi bạn hút thuốc thường xuyên hoặc người bị hen suyễn mãn tính)
  • Nâng đỡ vật nặng (mang vác hàng hóa, bế con)
  • Táo bón (Cảm giác luôn luôn căng thẳng khi đi đại tiện, muốn rặn để đẩy các chất ra khỏi cơ thể liên tục sẽ gây hại đến cơ sàn chậu)

Triệu chứng thường gặp

Sa tử cung nhẹ thường không gây triệu chứng gì, nhưng với mức độ sa nhiều hơn gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì cần được điều trị.

Những triệu chứng sa tử cung mức độ trung bình hoặc nặng bao gồm:

  • Cảm giác căng tức hoặc trằn nặng vùng chậu
  • Khối mô sa ra ngoài từ âm đạo
  • Rối loạn đi tiểu như tiểu không kiểm soát, tiểu khó
  • Rối loạn đi tiểu
  • Cảm giác như ngồi trên trái bóng hoặc có vật gì đó trong âm đạo
  • Cảm giác âm đạo chật chội khi quan hệ tình dục.

Thường những cảm giác này không rõ rệt vào buổi sáng và tăng nặng vào chiều tối.

Cải thiện chứng sa tử cung

Nếu chẳng may bạn đã bị sa tử cung thì cũng đừng lo lắng quá. Đối với những trường hợp phát hiện sớm hoặc bệnh không quá nặng thì hoàn toàn có thể chữa trị theo những cách đơn giản mà không cần đến phẫu thuật. Những cách cải thiện và chữa trị đơn giản bao gồm:

Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh, dẻo dai cho cơ sàn chậu. Vì bạn đã có vấn đề với khu vực này, tốt nhất bạn nên tham vấn các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên nghiệp để có các bài tập phù hợp với thể trạng của mình, tránh làm nặng hơn các triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh để thay đổi cách sống, thực phẩm ăn vào, lượng nước tiêu thụ và cả giảm cân để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu các thói quen đi tiểu tiện và đại tiện tốt để không bị khó khăn và căng thẳng khi đi vệ sinh.

Đặt vòng nâng cổ tử cung. Bạn lựa chọn và sử dụng loại vòng phù hợp với âm đạo của mình để cung cấp sự hỗ trợ bên trong cho các cơ quan vùng chậu.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.